Vay tiền nhưng cố tình không trả thì làm thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #515647 24/03/2019

    tuanle1995

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Vay tiền nhưng cố tình không trả thì làm thế nào?

    Thông thường đa số trường hợp vay mà không chịu trả thường có dấu hiệu cấu thành tội phạm, cụ thể là tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản của bên cho vay. Việc tố cáo tội phạm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền là rất cần thiết, nếu thấy hành vi của chủ thể bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan có thẩm quyền sẽ bắt tay vào.

    Quy định pháp luật về giao dịch vay tiền như thế nào?

     

    Việc vay tiền được pháp luật quy định là giao dịch dân sự, các bên thỏa thuận với nhau theo đó bên cho vay sẽ đưa tiền cho bên vay trong thời gian cụ thể, hết thời gian đã thỏa thuận thì bên vay phải trả lại tiền và lãi phát sinh nếu có thỏa thuận.

    Theo quy định pháp luật dân sự 2015, việc vay tiền không quy định cụ thể là phải bắt buộc lập thành văn bản hoặc hợp đồng. Trên thực tế các bên thông thường thực hiện giao dịch thông qua văn bản bất kỳ hoặc hợp đồng mục đích hạn chế tranh chấp và là căn cứ chứng minh nếu tranh chấp xảy ra.

    Nếu giao dịch vay tiền thông qua hợp đồng thì theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015, Hợp đồng vay tiền được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay đưa tiền cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay số tiền gốc và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Khởi kiện dân sự khi bên vay tiền có tình không trả như thế nào?

    Trong khoảng thời gian 2 năm kể từ ngày mà quyền lợi bị xâm phạm, cụ thể là bên vay không chịu trả tiền khi thời hạn vay đã hết thì có thể làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của mình, căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    Hồ sơ khởi kiện tại tòa án bao gồm:

    - Đơn khởi kiện (theo mẫu);

    - Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp. Hợp đồng vay tiền, giấy vay tiền, băng ghi âm.

    - Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng).

    - Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (bạn phải ghi rõ số lượng bản chính, bản sao)- các tài liệu này bạn phải đảm bảo có tính căn cứ và hợp pháp.

    Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35, khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.

    Tòa án sơ thẩm sẽ căn cứ vào yêu cầu và chứng cứ cụ thể, hợp pháp để đưa ra quyết định cụ thể là bản án sơ thẩm để yêu cầu bên vay trả nợ.

    Tố cáo tội phạm khi vay tiền cố tình không trả được quy định như thế nào?

    Nếu xét thấy việc khởi kiện ra tòa án dân sự không thể giải quyết được vấn đề là yêu cầu bên vay tiền cố tình không trả nợ. Và nếu có căn cứ cho rằng bên vay có hành vi vi phạm pháp luật hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản căn cứ theo Điều 144, Bộ luật TTHS 2015 về tố giác tội phạm thì bạn có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an hoặc viện kiểm sát.

    Dấu hiệu để một hành vi vay tiền đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như sau:

    Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;Sau khi có được tài sản, người phạm tội không thực hiện như cam kết trong hợp đồng, sử dụng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản.

    Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Hậu quả: người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản, hoặc đã bỏ trốn, hoặc không còn khả năng trả lại tài sản.

    Cụ thể tội lạm dụng tín nhiệm nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015.

    Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời theo quy định tại Điều 145 Bộ luật TTHS và khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì khởi tố vụ án hình sự

     

    Trên đây là nội dung liên quan về việc vay tiền nhưng cố tình không trả thì làm thế nào? Việc đòi lại tiền từ người vay có thể thực hiện thông qua khởi kiện tại tòa án dân sự hoặc nếu thấy hành vi cố tình không trả tiền của bên vay có dấu hiệu hình sự thì có quyền tố cáo tội phạm để kịp thời xử lý. Trường hợp quý khách có nhu cầu cần tư vấn miễn phí hãy liên lạc Luật sư Phan Mạnh Thăng để được hướng dẫn cụ thể hơn.

     
    6423 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #515659   24/03/2019

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Các trường hợp vay mượn không trả thường được giải quyết theo tố tụng dân sự: khởi kiện ra Tòa đòi lại tài sản. Tuy nhiên trong một số trường hợp người đó còn bị truy cứu tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hay lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu có căn cứ chứng minh.

     
    Báo quản trị |  
  • #518000   11/05/2019

    Mọi người cho mình hỏi thêm trường hợp người cho vay với người vay là chỗ thân quen lúc vay mượn là đưa tiền mặt trực tiếp không có giấy tờ chứng minh hay người làm chứng. Vậy trong trường hợp này để đòi lại tài sản người cho vay có cách nào chứng minh không ạ?

     

     
    Báo quản trị |