Cảm ơn bạn đã quan tâm. Tôi xin trình bày như sau :
Nội dung của bản hợp đồng vay là tôi đứng tên vay tiền ngân hàng. Mục đích vay là việc riêng. Tài sản thế chấp là đất và toàn bộ tài sản nhà xưởng trên đất (1.5 ha). Cụ thể mọi người cùng ngầm hiểu là tôi đứng tên vay nợ giùm vì 4 thành viên chủ của cty này không thể vay nợ được nữa do còn thiếu nợ ngân hàng.
Sau đó họ không thể trả nợ vào giai đoạn đó, Ngân hàng kiện tôi ra toà. Sau một quá trình phân xử tòa đã ra bản án tôi phải trả tiền, nếu tôi không trả sẽ tiến hành phát mãi các tài sản thế chấp.
Khi bản án đã tuyên, Cty này họ mới tiến hành đàm phán với ngân hàng xin trả nợ góp hàng tháng số tiền nợ theo như bản án đã tuyên. Ngân hàng đã đồng ý và họ đã trả nợ sắp xong.
Trong quá trình xử án , tôi có nêu vấn đề án phí , Thư ký toà bảo đừng lo vì khi phát mãi , án phí sẽ thu về đầu tiên bất kể số tiền như thế nào. Nếu số tiền phát mãi không đủ , tôi vẫn sẽ nợ ngân hàng. Lúc này ngân hàng sẽ đưa tôi vào dạng nợ xấu, nhưng cũng đừng lo vì ngân hàng định giá tài sản thế chấp rất thấp không bao giờ có chuyện phát mãi không đủ số tiền nợ.
Hiện tại , bản thân tôi chỉ thắc mắc là các giấy tờ thế chấp trong hợp đồng vay do tôi đứng tên (các tài sản thế chấp đều có công chứng) khi trả lại cho chủ sở hữu cần phải có mặt tôi để thanh lý hợp đồng và bản thân tôi sẽ bàn giao lại cho chủ sỡ hữu hay không ? nếu sự có mặt tôi là cần thiết thì tôi sẽ bắt buộc họ đóng tiền án phí.
Nếu ngân hàng tự trả giấy tờ thế chấp cho chủ sở hữu thì điều này đúng hay không ? (ngân hàng báo với tôi là họ được quyền trả lại giấy tờ cho chủ sở hữu do có bản án rồi)
Xin chân thành cảm ơn và mong hồi âm !