Không rõ trường hợp bên bạn có phải là bạn thực hiện vay tín chấp đối với ngân hàng hay không?
Trường hợp bạn vay tín chấp thì giữa bạn và ngân hàng phát sinh quan hệ dân sự là giao dịch vay tiền. Khi tồn tại quan hệ vay tiền thì nghĩa vụ của bên vay là trả nợ đúng kỳ hạn theo quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn;
2. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất như sau:
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.
+ Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất nêu ở bên trên.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bạn dựa trên các thông tin về lãi suất mình cung cấp bên trên để xem có khớp với số tiền bạn phải đóng theo thông báo của Ngân hàng
Theo các quy định trên nếu đến thời điểm trả nợ bạn không thực hiện nghĩa vụ thì Ngân hàng có quyền gửi đơn yêu cầu đến Tòa án nhân dân quận huyện nơi bác cư trú để giải quyết tranh chấp, yêu cầu bác thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên vì đây là quan hệ dân sự ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, do đó trước hết bạn nên liên hệ trực tiếp với Ngân hàng để đàm phán vấn đề tranh chấp này.