vay nợ lãi suất cao

Chủ đề   RSS   
  • #422465 22/04/2016

    vay nợ lãi suất cao

    xin luật sư cho tôi hỏi ba mẹ tôi là giáo viên còn 2 năm nữa là nghĩ hưu vì muốn phát triển kinh tế gia đình ba mẹ tôi có vay tiền kinh doanh do làm ăn thua lỗ nên bị nợ ba mẹ tôi có đi vay tiền của người chuyên cho vay ở địa phương với lãi suất khá cao có làm giấy tay ghi rõ tiền lãi phải trả, do lãi suất khá cao nên hiện nay ba me tôi không có khả năng chi trả nổi, ba mẹ tôi định khi nghĩ hưu ba mẹ tôi sẽ trả nợ nhưng hiện tại đến 2 năm nữa mà lãi suất cao như vậy thì tôi có thể không trả lãi chỉ trả nợ gốc được không hiện tại tôi biết sang năm có luật mới trong khi thời điểm ba mẹ tôi đi vay còn hiệu lực của luật cũ vậy sẽ áp dụng luật nào mới có lợi cho ba mẹ tôi, xin nhờ luật sư tư vấn giúp cảm ơn luật sư
     
    5762 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #422475   23/04/2016

    daolienluatsu
    daolienluatsu
    Top 75
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/11/2012
    Tổng số bài viết (836)
    Số điểm: 4505
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 416 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Vấn đề bạn hỏi liên quan đến lãi suất trong giao dịch dân sự,  Luật sư Đào Liên - Công ty Luật Tiền Phong tư vấn cho bạn như sau:  

    Về mức lãi suất theo Bộ Luật Dân sự 2005

     Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng (tham khảo điều 476 Bộ Luật Dân sự 2005). Mức lãi suất cơ bản hiện nay được NHNN ban hành 9%/năm.

    Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ.

    Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm thanh toán, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Bộ Luật Dân sự 2005 sẽ có hiệu lực đến hết 31/12/2016.

    Về mức lãi suất theo Bộ Luật Dân sự 2015

    Bộ luật này quy định Lãi suất vay do các bên thỏa thuận, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn theo quy định này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất 20%/năm.

    Như vậy xét ra, nếu Bộ Luật Dân sự 2015 có hiệu lực thì các quy định về mức lãi suất cho vay dân sự còn cao hơn mức do Bộ Luật Dân sự 2005 quy định.

    Trên đây là các ý kiến tư vấn của luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc cần hỗ trợ thực hiện, vui lòng điện thoại về tổng đài tư vấn pháp luật của Luật Tiền Phong số 1900 6289 để được trợ giúp. 

    Thân chúc bạn sức khỏe, thành công.

    Trân trọng.

     
    Báo quản trị |  
  • #423468   04/05/2016

    Xin chào bạn!

    Trường hợp của bạn Công ty Luật Mai Phong xin được tư vấn cho bạn như sau:

    1. Thứ nhất: Về việc có được áp dụng Bộ luật Dân sự năm 2015 hay không? 

    Theo quy định BLDS năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2016) không có quy định nào cho phép áp dụng quy định BLDS năm 2015 thay thế cho BLDS năm 2005 khi việc giao kết hợp đồng diễn ra tại thời điểm áp dụng BLDS năm 2005.

    Do đó, dù quy định của BLDS năm 2015 có lợi cho gia đình bạn cũng không được áp dụng, mà pháp áp dụng quy định của BLDS năm 2005.

    2. Thứ hai: Có thể không trả lãi chỉ trả nợ gốc được không? 

    Theo quy định tại Điều 474 BLDS năm 2005: "Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn...Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."

    Do đó, khi đến hạn trả nợ bạn phải trả cả nợ gốc và tiễn lãi cho bên cho vay.

    Tuy nhiên, lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng (theo khoản 1 Điều 476 BLDS năm 2005). Vì vậy, nếu như bố mẹ bạn vay với lãi suất quá cao thì hợp đồng vay này có thể bị tuyên bố vô hiệu do nội dung thỏa thuận vi phạm quy định pháp luật.

    -------

    CÔNG TY LUẬT MAI PHONG

    Địa chỉ: Số 202, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.

    Hotline: 0974206766

    Email: luatsumaiphong@gmail.com

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Công ty Luật TNHH Tiền Phong

Hotline: 0916162618

Website: www.luattienphong.vn - www.luattienphong.net