Vay ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #253941 09/04/2013

    Vay ngân hàng

    Chào Luật sư. Tôi có sự việc rất cần Luật sư tư vấn giúp!

    Vào năm 2002, Phó Giám đốc của tôi có nhờ tôi ký vay một khoản tiền tại ngân hàng NN&PTNT của huyện số tiền vay là 10 triệu đồng, hình thức vay là thế chấp số hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp (một ông Phó Giám đốc thiếu vốn làm ăn gì đó, nhờ một Phó Giám đốc khác ký phát hành 01 sổ giao khoán đất lâm nghiệp 3,0ha đứng tên tôi, vị trí thửa đất là hợp lý,  thuộc phần đơn vị tôi quản lý - đơn vị tôi lúc đó là Lâm ngư trường có chức năng ký khoan khoán đất lâm nghiệp cho tất cả các đối tượng theo quy định . Thời điểm làm sổ giao khoán đó, Phó Giám đốc được nhờ được quyền ký thay Giám đốc khi Giám đốc đi vắng và việc phát hành sổ giao khoán đất mang tên tôi được sự đồng ý của Giám đốc, nhưng không bằng văn bản). Nói thêm là lúc đó tôi chỉ là một nhân viên bình thường, mới vào làm được 02 năm, nay được Phó Giám đốc nhờ đứng tên sổ hợp đồng đất lâm nghiệp và ông ta còn làm sẵn hộ khẩu thường trú tại địa bàn đó luôn, làm tất các thủ tục vay, tôi chỉ việc là ký nhận tiền là xong. Giữa tôi và Phó Giám đốc đó không có viết giấy gì hết.

    Kể từ đó đến nay ông ta không trả vốn lẫn lãi, đến năm 2004 ông ta về làm Giám đốc ngân hàng chính sách cùng huyện, hiện nay ông ta thôi làm giám đốc do dính líu đến tài chính và đang không có việc làm. Ngân hàng nông nghiệp đã nhiều lần đòi nợ tôi, tôi trình bày toàn bộ như vậy cho Ngân hàng nông nghiệp biết, kể cả đơn vị tôi thời điểm đó cũng biết, nhưng về mặt pháp lý tôi phải chịu. Nhiều lần ngân hàng mời tôi làm việc tôi không đi, tôi liên hện nói với ông ta thì ông ta hứa sẽ trả nợ trong nay mai nhưng vẫn vậy. Gần đây ngân hàng bảo tôi phải trả nợ vì tôi chịu trách nhiệm trước ngân hàng do đứng tên vay, tôi bảo họ là không có khả năng trả nợ, ngân hàng hãy tiến hành phát mại tài sản để thu hồi nợ đi, chứ tôi không thể trả nổi. Nhưng đến nay vẫn không phát mại mà gây áp lực cho tồi bằng cách gửi văn bản đến cơ quan tôi (tôi đã được điều động về đơn vị khác). Quan điểm của tôi là không trả, nếu ngân hàng muốn thu tiền thì phát mại tài sản thế chấp đó.

    Như vậy tôi nhờ Luật sư tư vấn giúp trong trường hợp này tôi phải làm gì để khỏi phải chịu trách nhiệm trả nợ. Trường hợp ngân hàng phát mại tài sản, khi đó sẽ không thực hiện được vì trên mặt giấy tờ đó là tài sản của tôi, nhưng thực tế thửa đất đó hiện Lâm ngư trường vẫn đang canh tác, quản lý. Khí đó những người ký phát hành sổ và tôi có chịu trách nhiệm gì không? Mong Luật sư sớm tư vấn giúp tôi, tôi thành thật biết ơn. Trân trọng kính chào!

     
    7153 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #254258   10/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!

    Trường hợp của bạn, trong nội tại vấn đề nó chằng chịt, chia chác gì mới có thể thế chấp vay mượn.

    Sổ khoán không phải xác định quyền sử dụng đất như giấy chứng nhận QSDĐ để thế chấp; bởi người đứng tên quyền sử dụng vẫn là đơn vị khoán.

    Vì vậy, ngân hàng không thể phát mại số đất này được; tức là hợp đồng thế chấp đó chẳng có ý nghĩa gì. Nói thẳng ra, giao dịch vay tiền giữa bạn với ngân hàng không có tài sản bảo đảm.

    Ở đây, không ai ngoài ngân hàng sai cả, nhưng cái sai của họ không ảnh hưởng đến hợp đồng vay của bạn. Họ có quyền đòi bạn trả nợ và bạn phải trả đủ. Nếu không, họ xem xét đến các tài sản khác của gia đình bạn để thu hồi nợ.

    Giao dịch giữa bạn với tay Phó GĐ kia thế nào là việc khác, ngân hàng không liên quan vì không có căn cứ.

    Thân./.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #254269   10/04/2013

    Cám ơn bạn nguyenkhanhchinh!

    Về nguyên tắc tôi hoàn toàn chịu pháp lý với ngân hàng. Tôi nói thêm cho bạn hiểu về hợp đồng đất lâm nghiệp trên. Tất cả những người dân được giao khoán đất rừng trên để quản lý đều được ký trên sổ giao khoán đất lâm nghiệp có thời hạn 10-20 năm (thường thì gọi là sổ xanh), sau chu kỳ đó họ sẽ đến Lâm ngư trường để tiếp tục ký lại chu kỳ mới, cứ vậy người dân quản lý, canh tác tiếp. Họ có thể chuyển nhượng phần đất đó cho người khác quản lý thông qua Lâm ngư trường ký chuyển, giá cả hai bên tự thoả thuận. Đã qua có nhiều hộ vay ngân hàng nông nghiệp, không có khả năng trả nợ, ngân hàng thông qua lâm ngư trường thông báo trên truyền hình phát mại tài sản là hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp (ngân hàng kết hợp với Lâm ngư trường chuyển nhượng phần đất thế chấp đó cho người khác, ngân hàng thu hồi nợ, phần dư nếu có trả lại cho hộ dân). Như vậy hợp đồng giao khoán đất lâm nghiệp là tài sản của hộ dân nhưng có thời hạn ngắn, bị hạn chế một số quyền theo luật quản lý bảo vệ rừng thôi.

    Trường hợp mà sổ giao khoán đất lâm nghiệp đứng tên tôi mà PGĐ trên phát hành cũng hợp pháp giống như của tất cả các người dân trên lâm phần, chỉ có điều là thửa đất đó hiện nay Lâm ngư trường canh tác, thực tế không phải quyền quản lý của tôi, chỉ là trên mặt giấy tôi thôi. Tôi hoàn toàn không nhận 1 đồng nào trên khoản vay 10 triệu trên, chính vì vậy tôi nhất quyết không trả nợ. Để mọi chuyện cho pháp luật xử lý. Vấn đề là các ông PGĐ lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ký sổ hợp đồng, nhờ người đứng tên để vay tiền, mấy ổng phải chịu thôi.

    Mong Luật sư và Dân luật trợ giúp!

    Cập nhật bởi thanhtancm ngày 10/04/2013 01:40:34 CH Cập nhật bởi thanhtancm ngày 10/04/2013 01:38:55 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #254285   10/04/2013

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Chào bạn!

    Tôi hiểu những gì bạn nói và rõ hơn về sổ giao khoán.

    Việc thế chấp, chuyển nhượng quyền khai thác phần đất trong sổ này, theo tôi hiểu là phải có sự chấp thuận của đơn vị quản lý.

    Bản thân bạn cũng đã hiểu nguyên tắc phải chịu pháp lý trước ngân hàng, tức là chấp nhận nghĩa vụ trả nợ theo thỏa thuận.

    Nhân gian có câu: gân cổ không bằng sổ sách.

    Vấn đề của bạn có nhiều uẩn khúc và cần sự bình tĩnh và hiểu biết để giải quyết nhanh gọn. Theo tôi, những thông tin bạn nêu ở đây khá đầy đủ, nhưng để giải quyết tốt, bạn cần tổng hợp toàn bộ hồ sơ, đến một VPLS gần nhất nhờ tham vấn, có thể miễn phí. Cách an toàn nhất cho bạn là lấy được chứng cứ về việc bạn vay hộ tay Phó GĐ kia.

    Bạn mất bình tĩnh bây giờ sẽ mất tất cả đó! Không nói cùn theo kiểu cứng đầu rằng "Tôi hoàn toàn không nhận 1 đồng nào trên khoản vay 10 triệu trên, chính vì vậy tôi nhất quyết không trả nợ. Để mọi chuyện cho pháp luật xử lý" được đâu. Pháp luật đòi hỏi chứng cứ!!!!

    Chúc bạn may mắn!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    thanhtancm (11/04/2013)
  • #254518   11/04/2013

    Cám ơn bạn nguyenkhanhchinh!

    Cung cấp cho bạn biết thêm thông tin này. Không ông PGĐ kia chỉ nhờ tôi không, ngoài tôi còn có hai người đồng nghiệp tôi nữa, tình hình cũng giống y như vậy. Đó là những bằng chứng, kể cả những người trong đơn vị lúc đó hiện tại bây giờ vẫn còn đều xác nhận.

     
    Báo quản trị |