Vay lãi cao cho khoản vay dưới 5 triệu có tính là vay nặng lãi không?

Chủ đề   RSS   
  • #558568 25/09/2020

    Hiepchieu

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:25/09/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vay lãi cao cho khoản vay dưới 5 triệu có tính là vay nặng lãi không?

    Em là bên A khi thiếu tiền quá gấp đã vay lãi của 1 ứng dụng với số tiền 1tr2 đồng lần 1 và thanh toán hoàn trả 2tr đồng trong 1 tuần theo hợp đồng. Sau lần vay 1 em có vay lần 2 với khoản tiền khi được bên cty tài chinh giải ngân 3tr5 và phải thanh toán 5tr đồng sau 1 tuần do chưa đủ khả năng chi trả bên B đã tính lãi suất 220 nghìn đồng trên ngày và tăng theo ngày. Hiện đã thành 5tr839 nghìn đồng sau 3 ngày chậm thanh toán. Vậy có tính là bên B đang cho vay nặng lãi không hay là do em vi phạm hợp đồng nên B có quyền tăng lãi như vậy.

     
    1258 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hiepchieu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (26/09/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #558603   26/09/2020

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Thứ nhất, về mức lãi suất cho vay, căn cứ điều 468 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất như sau:

     

    Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

     

     Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

     

    Luật quy định mức lãi suất cho các bên tự thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Trường hợp bên cho vay yêu cầu mức lãi suất lớn hơn mức 20%/năm thì được coi là cho vay nặng lãi.

     

    Ngoài ra, Bộ luật Dân sự 2015 còn quy định về trách nhiệm trả lãi trong trường hợp bên vay chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Căn cứ khoản 5 Điều 466 Bộ Luật Dân sự 2015:

     

     Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

     

    Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

     

    Thứ hai, về việc xử phạt tội cho vay nặng lãi, căn cứ khoản 1 điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

     
    Báo quản trị |