Chào bạn,
Vấn đề vay vàng giữa mẹ bạn và cô Lùng là thỏa thuận miệng, không được xác lập bằng hợp đồng dạng văn bản. Tuy nhiên căn cứ vào Điều 401 Bộ Luật Dân sự quy định về hình thức của hợp đồng dân sự như sau:
“1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Điều 471 #5c7996;">Bộ Luật Dân sự quy định: “Hợp đồng vay tài sản là thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
=> Căn cứ vào các quy định nêu trên của #5c7996;">Bộ Luật Dân sự, hình thức hợp đồng vay tài sản giữa mẹ bạn và cô Lùng được coi là hợp pháp.
Cô Lùng chết đi không để lại di chúc, vậy quyền tài sản của cô đối với 1.5 cây vàng được chia theo pháp luật. Hai người em của cô Lùng thuộc hàng thừa kế thứ 2 theo pháp luật cùng được hưởng quyền tài sản thừa kế của cô. Vậy 1.5 cây vàng 2 người em sẽ chia đều.
Mẹ bạn đã có hoàn trả tài sản và lập văn bản trả nợ có người làm chứng cho cô Mai. Vậy nghĩa vụ dân sự của mẹ bạn đối với món nợ đã chấm dứt. Cô Mai có nghĩa vụ hoàn trả phần tài sản thừa kế cho anh Vĩnh là 1/2 của 1.5 cây vàng.
Có một điều không bao giờ thay đổi. Đó là " mọi thứ luôn thay đổi".