Chào bạn
Về những vấn đề bạn thắc mắc, tôi có một số trao đổi với bạn như sau:
1.Về vấn đề kiêm nhiệm
Thông tư số 40/2011/TT-NHNN về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam quy định:
Điều 12. Điều kiện cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện
2.Trưởng văn phòng đại diện có đủ năng lực trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, không đồng thời là Tổng Giám đốc (Giám đốc) của chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Do đó, Phó tổng giám đốc chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có thể kiêm nhiệm Trưởng Văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam.
2.Về các chức danh trong VPĐD
Hiện này, không có văn bản pháp luật nào quy định về các tên gọi các chức danh trong VPĐD của tổ chức tín dụng nước ngoài. Do đó, việc quyết định các chức danh trong văn phòng đại diện của các tổ chức này hoàn toàn dựa trên tổ chức tín dụng nước ngoài.
3.Về thẩm quyền thực hiện công việc của trường VPĐD của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam
Thông tư số 40/2011/TT-NHNN về việc cấp giấy phép và tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng tại Việt Nam quy định:
V. MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC ĐỐI VỚI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
76. Trưởng Văn phòng đại diện chỉ được thay mặt tổ chức tín dụng nước ngoài để ký kết các hợp đồng liên quan đến hoạt động kinh doanh, đầu tư của tổ chức tín dụng nước ngoài với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng Việt Nam trong trường hợp có uỷ quyền hợp pháp bằng văn bản của người có thẩm quyền của tổ chức tín dụng nước ngoài. Giấy uỷ quyền phải được lập riêng cho mỗi lần ký kết (uỷ quyền từng lần) và phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước (Vụ các Ngân hàng, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố) bản sao giấy uỷ quyền đó để theo dõi việc thực hiện.
Như vậy, trưởng VPDD của tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam thực hiện công việc theo ủy quyền.
4.Về thuế của VPDD của tổ chức tín dụng nước ngoài
Bạn có thể xem các hướng dẫn trong thông tư 156/2013/TT-BTC, đồng thời cập nhật các chính sách thuế mới nhất trên trang thông tin của tổng cục thuế để biết thêm chi tiết.
Trên đây là ý kiến của tôi về các vấn đề bạn thắc mắc. Rất cảm ơn câu hỏi của bạn.
Chuyên viên tư vấn Hoàng Thị Quỳnh Trang
BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM
M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com
Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.