Văn hóa từ chức, chờ đến khi nào?

Chủ đề   RSS   
  • #221976 24/10/2012

    lawcao

    Male
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2010
    Tổng số bài viết (65)
    Số điểm: 1058
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 63 lần


    Văn hóa từ chức, chờ đến khi nào?

     

    Có lẽ, nếu lạc quan thì sau kỳ họp Quốc hội lần này sẽ có người từ chức? Còn nếu không, mọi việc hãy cứ...từ từ! 
     

    Chuyện từ chức không hẳn nằm ở quy trình mà ở chuyện quan chức có đủ dũng khí và lòng tự trọng để thực hiện hay không. Đồng thời, quy định và việc thực thi vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm có được làm một cách thực sự hay không hay lại mang nặng tính hình thức cũng khiến cho người đáng ra cần từ chức không cảm thấy áp lực cần phải thực hiện hành động đẹp của mình. 

    Hôm qua (23/10), dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn đã được trình Quốc hội. Theo đó, có 49 vị trí quyền lực bậc nhất do Quốc hội bầu ra sẽ được lấy phiếu tín nhiệm, và trên cơ sở được tín nhiệm cao hay thấp sẽ miễn nhiệm hoặc tạo điều kiện để người không được tín nhiệm chủ động xin từ chức.
     
    Thực ra, vấn đề này đã được đề cập trong Quy chế bổ nhiệm cán bộ và giới thiệu cán bộ ứng cử ban hành kèm theo Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 4-7-2007 của Bộ Chính trị quy định về việc miễn nhiệm, từ chức của cán bộ, thế nhưng lâu nay người dân chưa thấy vị cán bộ, lãnh đạo cao cấp nào xin từ chức sau khi để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực mình thực hiện, phụ trách. 
     
    Ở các nước phát triển, việc một nhà lãnh đạo, một vị Bộ trưởng khi có những quyết định sai lầm phải ra trước nghị viện điều trần (trình bày, giải thích, biện bạch..) về những việc mình đã làm đúng hay sai, sau đó phải chịu sự phán quyết của các vị dân biểu. Và nhiều người trong số họ đã chọn việc từ chức để rút khỏi vị trí của mình vì tự thấy không xứng đáng, vì phải chịu những sức ép. Từ chức vì thế là hành vi đẹp, đáng được biểu dương.
     
    Tất nhiên thì từ chức còn là khi người ta cảm thấy không thích công việc mình làm, còn là vì lý do sức khỏe không thể cáng đáng và các lý do khác nữa, tất cả đều phù hợp với ý nghĩa, khi một người cảm thấy chiếc ghế trọng trách không còn khớp với mình thì phải rút lui để người khác có thể ngồi vừa và phát huy được vị trí quyền lực đó hòng mang lại ích lợi cho những người đã bầu mình lên. 
     
    Tham quyền cố vị được lì hóa như một nét văn hóa của quan trường sẽ trở thành lực cản lớn bóp nghẹt mọi sự sáng tạo, bóp nghẹt sự phát triển của một quốc gia. Nền chính trị pháp lý phong kiến ngày xưa đã bị các cuộc cách mạng dân chủ lật đổ, nay một số quốc gia có sự độc tài, chuyên quyền cũng cho thấy sự kém cỏi trong cuộc đua ra ngoài biên giới quốc gia mình trong nhiều giá trị cơ bản cần có của một dân tộc. 
     
    Người dân sẽ không quan tâm và chẳng được lợi lộc gì từ cái Nghị quyết dự kiến sẽ được thông qua vào ngày 21/11 sắp tới về chuyện bỏ phiếu tín nhiệm, nếu như Nghị quyết không được thực thi một cách thực sự, và khi chuyện từ chức sẽ chỉ là câu chuyện nói cho có ở chốn quan trường. 
     
    Lê Cao

     

    Luật sư Lê Cao - Công ty Luật hợp danh FDVN,

    193 Nguyễn Tri Phương, Đà Nẵng,

    www.fdvn.vn ĐT: 05113. 890 568

    ..................................................Chơi với phù phiếm!......................

     
    4382 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn lawcao vì bài viết hữu ích
    JiMoon (24/10/2012) admin (24/10/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #221998   24/10/2012

    duongkimtin
    duongkimtin

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/02/2012
    Tổng số bài viết (32)
    Số điểm: 1324
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 22 lần


    Luật sư Cao có lẽ nên dùng từ ngữ khác thay cho "văn hóa từ chức", nếu nói "văn hóa từ chức" thì Việt Nam mình tỷ lệ "Vô văn hóa" hay "Thất học" cao quá, có lẽ lại phải tổ chức một "chiến dịch xóa mù"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn duongkimtin vì bài viết hữu ích
    lawcao (24/10/2012) dinhngocdungst (27/11/2012)
  • #585242   12/06/2022

    Văn hóa từ chức, chờ đến khi nào?

    Ở Việt Nam, các "ông tai to" đa phần là khi bị phát hiện tham ô, hối lộ thì bị tước quyền thôi, chưa thấy ai chủ động xin từ chức vì quyết định sai lầm của mình cả.

     
    Báo quản trị |  
  • #586565   28/06/2022

    Văn hóa từ chức, chờ đến khi nào?

    Chủ đề này cũng khá là nhạy cảm đó chứ nhỉ. Ở Việt Nam, các "ông tai to" đa phần là khi bị phát hiện tham ô, hối lộ thì bị tước quyền thôi, chưa thấy ai chủ động xin từ chức vì quyết định sai lầm của mình cả. Bởi vậy mới nói, luật pháp Việt Nam vẫn còn nhiều lỗ hỏng.

     
    Báo quản trị |  
  • #598205   31/01/2023

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1195)
    Số điểm: 8720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 96 lần


    Văn hóa từ chức, chờ đến khi nào?

    Có rất nhiều cuộc họp trung ương đảng đã lên tiếng không ít lần về việc cán bộ, công chức nên lùi lại để nhận định rằng mình có nên tiếp tục gánh trọng trách hay để cho người phù hợp hơn lên thay thế vị trí của mình, thực sự phải mất rất nhiều thời gian, công sức học vấn tiền bạc để có thể lên các vị trí đó, nếu không làm được việc mà suy nghi từ chức điều này rất hiếm xảy ra. Cho nên đây cũng chỉ là câu chuyện đem ra bàn tán và không nên có những lời khẳng định phải hay không.

     

     
    Báo quản trị |