Tình hình tham gia giao thông có ổn định hay không là còn phụ thuộc vào ý thức tự giác của người điều khiển phương tiện, đó là nét văn hóa riêng, chứ không phải tất cả phụ thuộc vào sự điều khiển của cảnh sát giao thông.
Trên đường đi làm hằng ngày, tôi thường quan sát mọi người tham gia giao thông. Khi gặp đèn đỏ, có người chạy xe gắn máy từ từ thắng dừng xe sau vạch sơn. Nhưng cũng có người tranh thủ cố lách, chen lấn vượt xe lên, quan sát nếu thấy vắng xe hoặc không có cảnh sát giao thông là rồ ga phóng xe chạy nhanh. Có lần, tôi dừng xe chờ đèn đỏ, khi đèn xanh vừa bật, anh bạn chạy kế bên định cho xe vượt lên thì giật mình khi thấy chiếc xe gắn máy khác rồ ga thật lớn, nẹt pô chói tai chạy ngang.
“Anh đó lên tiếng nói: "Đèn đỏ mà ráng chạy nguy hiểm vậy bạn"
Tưởng chuyện nhỏ, nghe xong bỏ qua, ai ngờ hai thanh niên trên chiếc xe gắn máy đó chạy qua rồi vẫn vòng lại chặn ngang bánh xe trước của anh bạn và lớn tiếng: "Tui chạy xe vậy đó, ông muốn gì? Thích gì thì nói bọn tui sẵn sàng chiều tới bến".
Nhìn đồ đạc chở trên xe, có vẻ anh này là dân lao động, thợ hồ. Anh cũng lớn tiếng lại: "Tụi bây là con nít, đã sai còn gây chuyện, nếu tụi bây thích thì tao chiều, khều thì tao thích".
Nghe xong, cậu thanh niên ngồi phía sau nhảy xuống cung tay, thoi nắm đấm vào mặt anh này liền.
Anh này quăng xe giữa đường, chạy vào hàng rào bên đường nhổ ngay trụ cây tầm vông, nhảy vào hỗn chiến với hai cậu thanh niên.
Hai bên vừa đánh nhau vừa chửi thề gây náo loạn cả đoạn đường. Nhiều người hiếu kỳ đứng xem gây nên cảnh kẹt xe cục bộ.
Bỗng có người hô to: "Công an đến, giải tán mau", lúc này hai bên mới ngừng đánh, dựng xe lên đi tiếp.” (Theo báo tuổi trẻ)
Đi đường, chưa va quẹt gì nhau đã có ẩu đả, choảng nhau bạo lực như vậy. Chính hai thanh niên đã điều khiển xe vi phạm luật giao thông, khi được nhắc nhở không nghe sửa chữa mà lại còn tỏ ra khó chịu, gây nên chuyện chống đối lại.
Hành vi ẩu đả gây rối giữa đường như thế là gây rối trật tự công cộng, theo điều 318 Bộ luật hình sự 2015. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Bên cạnh đó hành vi chạy vượt đèn đỏ giao thông như thế thì 2 thanh niên này con vi phạm quy định của luật an toàn giao thông
Ttheo khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8; Điểm d Khoản 9 Điều này;
b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;
c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;
d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;
e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;
g) Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;
h) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);
i) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này.