Văn hóa có ảnh hưởng đến pháp luật như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #465736 27/08/2017

    Văn hóa có ảnh hưởng đến pháp luật như thế nào?

    Mình đang ngồi đọc báo thì thấy có một vụ bán dâm, cô gái bị bắt. Tự nhiên muốn biết nguyên nhân tại sao nhiều nơi trên thế giới bán dâm thì không sao, nhiều nơi thì coi "nghề truyền thống lâu đời nhất thế giới" này vi phạm, mình xin điểm qua một số nước trên thế giới. Có phải văn hóa lâu đời ảnh hưởng mạnh mẽ hay không?

    Việt Nam

    Mại dâm là bất hợp pháp và người bán dâm từng bị đưa vào trại khi bị bắt nhưng nay sẽ chỉ bị đóng phạt hành chính, theo Luật xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội Việt Nam thông qua.

    Luật mới sẽ không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm. Thay vào đó, họ sẽ chỉ bị xử phạt hành chính.

    Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam kết luận hành vi bán dâm chưa đến mức phải áp dụng biện pháp hạn chế quyền tự do mà chỉ cần phạt tiền như với người mua dâm.

    Trung Quốc

    Luật Trung Quốc rất rõ ràng: mại dâm là bất hợp pháp thế nhưng có lẽ chưa có đất nước nào nhiều người bán dâm như tại đây. Một phúc trình mới đây của tổ chức Giám sát nhân quyền (Human Rights Watch - HRW) đã nói tới những khó khăn mà người bán dâm phải chịu.

    Tại Trung Quốc, thường xuyên có các hoạt động truy quét để ngăn chặn mại dâm nhưng trong bối cảnh đan xen của hoạt động này với các trao đổi làm ăn thì các chính sách hầu như không có hiệu quả. Theo tờ South China Morning Post trích thuật, Liên Hiệp Quốc tin rằng khoảng 4 - 6 triệu phụ nữ trưởng thành Trung Quốc có liên quan tới mại dâm, và một số ước tính còn đưa ra con số lên tới 10 triệu người.

    Ấn Độ

    Tại Ấn Độ, mại dâm là hợp pháp, nhưng những hoạt động liên quan tới mại dâm như mồi chài bắt khách ở nơi công cộng hay tạt xe vào vỉa hè để đón người bán dâm, hoặc làm chủ hay điều hành nhà chứa, làm ma cô đều là phạm tội.

    Canada

    Trao đổi tình dục tuy không bị coi là bất hợp pháp tại Canada, nhưng mọi hoạt động đi kèm với mua bán dâm thì bị coi là phạm tội. Hồi tháng Ba năm 2012, Tòa phúc thẩm Ontario bỏ đoạn cấm nhà chứa nhưng giữ quy định cấm liên hệ với mục đích mại dâm và như vậy cũng có nghĩa mại dâm đứng đường là bất hợp pháp.

    Ngoài ra có hành vi tình dục ở nơi công cộng hay công khai dàn xếp mua bán dâm cũng là có tội. Ma cô, bảo kê hay buộc ai phải bán dâm là bất hợp pháp tại Canada.

    Hoa kỳ

    Mua bán dâm là bất hợp pháp tại Mỹ, trừ ở Nevada - nơi nhà chứa được cấp giấy phép ở một số khu vực trong bang này. Theo phần lớn các điều luật thì mua bán dâm hay tham gia vào mua bán dâm đều bị coi là có hành vi phạm tội. Luật của Mỹ trừng phạt việc thỏa mãn, trao đổi hay quảng bá mua bán dâm bằng hình thức phạt hay án tù khá nặng.

    Buôn bán, tuyển dụng và vận chuyển người bằng vũ lực hoặc bằng cách lừa dối, xúi giục hay lấy tiền mà người bán dâm kiếm được, hay chứa chấp và bắt nạt người bán dâm đều là bất hợp pháp tại Mỹ.

    Anh Quốc

    Tương tự như luật tại Canada, tự thân việc bán dâm thì không phải là bất hợp pháp tại Anh, nhưng hoạt động liên quan tới mại dâm lại là bất hợp pháp.

    Như làm gái/trai gọi hay là người bán dâm độc lập thì không phải là tội nhưng khuyến khích và kiểm soát mại dâm để hưởng lợi thì lại là bất hợp pháp tại Anh.

    Buôn người, làm nghề ma cô, bảo kê và điều hành nhà chứa hay mời chài tình dục trên đường phố đều là các tội hình sự.

    Hà Lan

    Hà Lan hợp pháp hóa mại dâm từ giữa những năm 1800 nhưng phải tới những năm 1980 thì hành nghề mại dâm mới được công nhận là một nghề hợp pháp.

    Các quy định cấm nhà chứa và ma cô được xóa bỏ hồi tháng Mười năm 2000 và nay ngành này hoạt động thể theo luật lao động. Người bán dâm đăng ký như người lao động. Các hội đồng thành phố chịu trách nhiệm cấp giấy phép và tiến hành thanh tra nhằm bảo đảm điều kiện làm việc đúng tiêu chuẩn chất lượng.

     Mặc dù thuê dụng người bán dâm đủ tuổi và đồng thuận làm việc là hợp pháp, mọi hình thức bóc lột trong lĩnh vực này bao gồm buôn bán và cưỡng bức mại dâm đều là phạm tội theo Luật hình sự của Hà Lan.

    Đức

    Mại dâm là hợp pháp và có luật lệ quy định tại Đức. Nhà chứa là các cơ sở kinh doanh có đăng ký. Nếu bán bia rượu và thức ăn thì phải có giấy phép thích hợp mặc dù chính nhà chứa lại không cần có giấy phép để mở cửa.

     Người bán dâm trả thuế thu nhập và họ tính cả tiền thuế Trị giá gia tăng (VAT) vào dịch vụ của mình.

    Mexico

    Mặc dù Mexico không hình sự hóa mại dâm, nhưng hầu hết các tiểu bang đều có luật lệ quy định cho nghề này, đòi hỏi người bán dâm phải đăng ký và ít nhất phải 18 tuổi trở lên. Nhiều thành phố đòi hỏi người bán dâm phải kiểm tra sức khỏe thường xuyên và mang thẻ y tế theo người để chứng minh về sức khỏe của mình. Tuy nhiên làm nghề ma cô và chủ nhà chứa là bất hợp pháp, cũng như buôn người hành nghề mại dâm và mại dâm vị thành niên lan tràn trên khắp cả nước.

    Argentina

    Hành động mua bán dâm là hợp pháp tại Argentina, nhưng nước này hình sự hóa những hành vi có tổ chức như nhà chứa hay ma cô, bảo kê. Là đất nước có tổ chức của người bán dâm lớn nhất thế giới, Hiệp hội Phụ nữ bán dâm Argentina (the Association of Women Prostitutes of Argentina - AMMAR), luật Argentine cho phép các tỉnh thành được phép bắt người bán dâm nếu có hành vi phản cảm hay bê bối tại nơi công cộng.

    Nguồn: BBC.com

     
    15064 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #466114   30/08/2017

    tuyet38
    tuyet38
    Top 500
    Female
    Mầm

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:27/09/2016
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 735
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 20 lần


    Mình thấy Pháp luật cũng được xây dựng từ một phần văn hóa. Vốn dĩ khi có quan hệ xã hội phát sinh mà cần có sự điều chỉnh thì lúc này mới cần đến pháp luật. Những vấn đề về văn hóa xã hội cũng vậy, khi nó không còn được xã hội chấp nhận và nhìn nhận đúng đắn thì lúc này Pháp luật sẽ là chuẩn mực cho những điều còn lại 

    Cố gắng lên nhé

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tuyet38 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (30/08/2017)
  • #466120   30/08/2017

    tuyet38 viết:

    Mình thấy Pháp luật cũng được xây dựng từ một phần văn hóa. Vốn dĩ khi có quan hệ xã hội phát sinh mà cần có sự điều chỉnh thì lúc này mới cần đến pháp luật. Những vấn đề về văn hóa xã hội cũng vậy, khi nó không còn được xã hội chấp nhận và nhìn nhận đúng đắn thì lúc này Pháp luật sẽ là chuẩn mực cho những điều còn lại 

    Mình cũng đồng ý với ý kiến của bạn, văn hóa có ảnh hưởng cực kỳ lớn đến pháp luật, việc quy định của pháp luật cũng căn cứ khá nhiều vào đạo đức, văn hóa của nơi đó, cụ thế như mình nói về vấn đề mại dâm thì những nước trước kia nặng chế độ phongg kiến, về đức tính của người phụ nữ thì đa số đều cấm việc hợp thức hóa mại dâm trên thực tế.

     
    Báo quản trị |  
  • #466427   31/08/2017

    Nhắc đến văn hóa và pháp luật, làm mình nhớ đến môn triết học, đây là hai yếu tố của kiến trúc thượng tầng, chắc chắn sẽ có sự ảnh hưởng đến nhau trong quá trình phát triển. Văn hóa Việt Nam hiện nay còn tiếp thu văn hóa của các quốc gia khác trên thế giới, do đó, ảnh hưởng đến sự thay đổi của các chính sách pháp luật. Ví dụ như, pháp luật Việt Nam đã công nhận việc chuyển đổi giới tính trong Bộ luật dân sự 2015.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn phuonguyen2503 vì bài viết hữu ích
    hoiluatgiadk (07/09/2017) truongvandung1220 (07/09/2017)
  • #466916   07/09/2017

    phuonguyen2503 viết:

    Nhắc đến văn hóa và pháp luật, làm mình nhớ đến môn triết học, đây là hai yếu tố của kiến trúc thượng tầng, chắc chắn sẽ có sự ảnh hưởng đến nhau trong quá trình phát triển. Văn hóa Việt Nam hiện nay còn tiếp thu văn hóa của các quốc gia khác trên thế giới, do đó, ảnh hưởng đến sự thay đổi của các chính sách pháp luật. Ví dụ như, pháp luật Việt Nam đã công nhận việc chuyển đổi giới tính trong Bộ luật dân sự 2015.

    "Văn hóa Việt Nam hiện nay còn tiếp thu văn hóa của các quốc gia khác trên thế giới" đó là lý do tại sao pháp luật Việt Nam vừa mang tích truyền thống lại mang tính hiện đại chăng? Mình nghĩ Vẫn có rất nhiều điểm pháp luật tốt, mang tính răng đe cao của thời xưa nhưng hiện nay nó đang mất đi và văn hóa của chúng ta cũng như pháp luật đang có xu hướng phương tây hơn là phương đông. Bạn có nghĩ như vậy không?

     
    Báo quản trị |  
  • #466548   03/09/2017

    myduyen1312
    myduyen1312
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2014
    Tổng số bài viết (177)
    Số điểm: 1315
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 38 lần


     Cả văn hoá và pháp luật đều có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một Quốc gia. Bài viết của bạn khiến mình nhớ đến một ý kiến mình đọc cách đây không lâu, đại ý phân tích văn hóa và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau , có những điểm tương đồng là đều hướng tới cuộc sống con người. Tuy nhiên, giữa văn hóa và Luật pháp lại có những đặc điểm và cách điều chỉnh, tác động khác nhau. 

    Cập nhật bởi myduyen1312 ngày 03/09/2017 08:55:48 CH

    be positive always

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn myduyen1312 vì bài viết hữu ích
    hoiluatgiadk (07/09/2017) truongvandung1220 (09/09/2017)
  • #467211   09/09/2017

    myduyen1312 viết:

     Cả văn hoá và pháp luật đều có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của một Quốc gia. Bài viết của bạn khiến mình nhớ đến một ý kiến mình đọc cách đây không lâu, đại ý phân tích văn hóa và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau , có những điểm tương đồng là đều hướng tới cuộc sống con người. Tuy nhiên, giữa văn hóa và Luật pháp lại có những đặc điểm và cách điều chỉnh, tác động khác nhau. 

    "đại ý phân tích văn hóa và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với nhau" vậy theo bạn thì văn hóa của Việt Nam hiện đang bị tây hóa, đồng hóa khi mình thấy pháp luật việt nam hiện nay đang theo kiểu phương tây nhiều hơn là văn hóa truyền thống, cụ thể là vấn đề mại dâm mình nêu ở trên, bạn có cảm nhận thấy như vậy không?

     
    Báo quản trị |  
  • #466552   03/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Phạm trù này cũng giống như là đạo đức và pháp luật. Đạo đức con người được hình thành trong quá trình phát triển nhân cách. Pháp luật do nhà nước ban hành, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ 2 chiều. Cái này tác động vào cái kia, một con người có đạo đức tốt sẽ tuần thủ pháp luật và ngược lại pháp luật có thể bắt buộc con người ta tuân thủ để hình thành đạo đức. Trong phạm trù đạo đức thì cũng thể hiện nét văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc, mỗi quốc gia dân tộc thì có nét văn hóa riêng từ đó người ta xây dựng pháp luật trên những chuẩn mực đạo đức đó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenlinh2010 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (09/09/2017)
  • #467213   09/09/2017

    yenlinh2010 viết:

    Phạm trù này cũng giống như là đạo đức và pháp luật. Đạo đức con người được hình thành trong quá trình phát triển nhân cách. Pháp luật do nhà nước ban hành, giữa pháp luật và đạo đức có mối quan hệ 2 chiều. Cái này tác động vào cái kia, một con người có đạo đức tốt sẽ tuần thủ pháp luật và ngược lại pháp luật có thể bắt buộc con người ta tuân thủ để hình thành đạo đức. Trong phạm trù đạo đức thì cũng thể hiện nét văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc, mỗi quốc gia dân tộc thì có nét văn hóa riêng từ đó người ta xây dựng pháp luật trên những chuẩn mực đạo đức đó.

    "Trong phạm trù đạo đức thì cũng thể hiện nét văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc, mỗi quốc gia dân tộc thì có nét văn hóa riêng từ đó người ta xây dựng pháp luật trên những chuẩn mực đạo đức đó." Vậy theo bạn pháp luật Việt Nam hiện nay có mang tính vănn hóa đậm đà của người Việt Nam hay không, khi mình thấy pháp luật việt Nam theo hường phương tây nhiều hơn là phương đông? Vậy cái gì đã xây dựng nên những chuẩn mực đạo đức khi văn hóa bị đồng hóa?

     
    Báo quản trị |  
  • #466566   04/09/2017

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Mỗi nền văn hóa có những nét đặc thù riêng, không thể phủ nhận hết được các mặt của văn hóa vì nó không có giới hạn định lượng nhất định. Thoe cá nhân mình hã cứ duy trì như vậy vì dù sao văn hóa mãi là cái lâu đời, truyền từ thế hệ này sang thế khác, không thể xóa nhà hết tư tưởng đó.
    Nó đã là cái thể hiện đặc trưng của mỗi quốc gia, hãy cứ thế, đùng vì thấy văn hóa nước khác công nhận mà nước mình cũng nên, Hãy tùy từng đặc diểm mà quyết định nên hay không nền. Dù sao mại dâm cũng đã lưu truyền từ lâu rồi và nhiều nơi nó cõ mỗi hình thức khác nhau. Pháp luật ngày càng mang tính mở và nhiều vấn đề đã được hợp pháp hóa theo đúng nghĩa của nó rồi.

    Như đã nói thì mỗi quốc gia có những đặc diểm riêng và văn hóa khác nhau nên việc họ công nhận nó đều có cái lý của nó và đôi khi là đặc trưng của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng đang có những bước thay đổi trong nhận thức va kỹ năng lập pháp, chúng ta luôn thay đổi để cải biến nền pháp luật đáp ứng đủ điều kiện theo sự thay đổi của xã hội. Mỗi năm nước ta luôn có sự thay dổi khá đáng kể và mỗi thay đổi đều có những động thái và thay đổi nhất định. Nếu như trong những năm tới, chúng ta quyết định đến vấn đề hợp pháp hóa mại dâm thì sao? Nó có được đồng tình không.
    Hiện tại đã qua rất nhiều lần lấy ý kiến về vấn đề này và chúng ta chưa chốt được phương án thống nhất liệu mai dâm có nên được hợp pháp hóa tại Việt Nam hay không? Cá nhân riêng các mem dân luật thì nghic có nên hợp pháp hóa mại dâm không ạ, liệu đó có là vấn đề mới.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (09/09/2017)
  • #467215   09/09/2017

    quytan2311 viết:

    Mỗi nền văn hóa có những nét đặc thù riêng, không thể phủ nhận hết được các mặt của văn hóa vì nó không có giới hạn định lượng nhất định. Thoe cá nhân mình hã cứ duy trì như vậy vì dù sao văn hóa mãi là cái lâu đời, truyền từ thế hệ này sang thế khác, không thể xóa nhà hết tư tưởng đó.
    Nó đã là cái thể hiện đặc trưng của mỗi quốc gia, hãy cứ thế, đùng vì thấy văn hóa nước khác công nhận mà nước mình cũng nên, Hãy tùy từng đặc diểm mà quyết định nên hay không nền. Dù sao mại dâm cũng đã lưu truyền từ lâu rồi và nhiều nơi nó cõ mỗi hình thức khác nhau. Pháp luật ngày càng mang tính mở và nhiều vấn đề đã được hợp pháp hóa theo đúng nghĩa của nó rồi.

    Như đã nói thì mỗi quốc gia có những đặc diểm riêng và văn hóa khác nhau nên việc họ công nhận nó đều có cái lý của nó và đôi khi là đặc trưng của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng đang có những bước thay đổi trong nhận thức va kỹ năng lập pháp, chúng ta luôn thay đổi để cải biến nền pháp luật đáp ứng đủ điều kiện theo sự thay đổi của xã hội. Mỗi năm nước ta luôn có sự thay dổi khá đáng kể và mỗi thay đổi đều có những động thái và thay đổi nhất định. Nếu như trong những năm tới, chúng ta quyết định đến vấn đề hợp pháp hóa mại dâm thì sao? Nó có được đồng tình không.
    Hiện tại đã qua rất nhiều lần lấy ý kiến về vấn đề này và chúng ta chưa chốt được phương án thống nhất liệu mai dâm có nên được hợp pháp hóa tại Việt Nam hay không? Cá nhân riêng các mem dân luật thì nghic có nên hợp pháp hóa mại dâm không ạ, liệu đó có là vấn đề mới.

    Mình đồng ý với ý kiến của bạn, việc Mỗi năm nước ta luôn có sự thay dổi khá đáng kể và mỗi thay đổi đều có những động thái và thay đổi nhất định, Và đó cũng là lý do tại sao mà mình thấy pháp luật Việt Nam đang có xu hường phương tây và ngày càng mở hơn đối với công dân trong pháp luật, và đó cũng chính là lý do khiến cho nhiều vănn hóa tốt đẹp mất đi và tệ nạn xã hội cũng xảy ra, bạn có cảm nhận thấy như thế không?

     
    Báo quản trị |  
  • #466851   07/09/2017

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Văn hóa có ảnh hưởng không nhỏ đến pháp luật. Văn hóa là cuộc sống, tác động lên đại cộng đồng dân cư. Còn pháp luật cũng chính phục vụ cho cuộc sống, dựa trên văn hóa và điều chỉnh cuộc sống. Trên thực tế, con người chịu sự điều chỉnh của văn hóa nhiều hơn là pháp luật vì con người thường hành động theo tập quán, theo thói quen. Văn hóa một phần nào đó điều chỉnh hành vi của con người còn hơn pháp luật. Do đó, văn hóa góp phần định hướng việc làm luật và pháp luật được hình thành dựa trên những kinh nghiệm văn hóa chứ không riêng kinh nghiệm pháp lý.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danghaa_ vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (15/09/2017)
  • #467747   15/09/2017

    danghaa_ viết:

    Văn hóa có ảnh hưởng không nhỏ đến pháp luật. Văn hóa là cuộc sống, tác động lên đại cộng đồng dân cư. Còn pháp luật cũng chính phục vụ cho cuộc sống, dựa trên văn hóa và điều chỉnh cuộc sống. Trên thực tế, con người chịu sự điều chỉnh của văn hóa nhiều hơn là pháp luật vì con người thường hành động theo tập quán, theo thói quen. Văn hóa một phần nào đó điều chỉnh hành vi của con người còn hơn pháp luật. Do đó, văn hóa góp phần định hướng việc làm luật và pháp luật được hình thành dựa trên những kinh nghiệm văn hóa chứ không riêng kinh nghiệm pháp lý.

    "Trên thực tế, con người chịu sự điều chỉnh của văn hóa nhiều hơn là pháp luật vì con người thường hành động theo tập quán, theo thói quen" mình đồng ý với bạn về điều này nên khi ra đường người ta hay vượt đèn đỏ hơn là chờ đến đền để vi phạm giao thông, văn tục những câu nói khiếm nhã, vậy đó có phải là văn hóa của Việt Nam hơn cả pháp luật hay không, và pháp luật không thể điều chỉnh vấn đề này.

     
    Báo quản trị |  
  • #466866   07/09/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Pháp luật thật chất xuất phát từ thực tế cuộc sống, tình hình xã hội, những vấn đề phát sinh. Mình nhớ là văn hóa, xã hội, tập quán là một phần quan trọng và không thể thiếu khi dùng nó làm căn cứ xây dựng pháp luật. Việc mua bán mại dâm ở nước ta thật sự chưa được nhìn nhận, nhiều người nghĩ nó là xấu, là không tốt, là suy đồi văn hóa, do đó, việc pháp luật chưa công nhận mại dâm là một ngành, nghề kinh doanh, vẫn còn cấm và chế tài đối với hoạt động này là chuyện dễ hiểu.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hongphuong1993 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (15/09/2017) danghaa_ (09/09/2017)
  • #467749   15/09/2017

    hongphuong1993 viết:

    Pháp luật thật chất xuất phát từ thực tế cuộc sống, tình hình xã hội, những vấn đề phát sinh. Mình nhớ là văn hóa, xã hội, tập quán là một phần quan trọng và không thể thiếu khi dùng nó làm căn cứ xây dựng pháp luật. Việc mua bán mại dâm ở nước ta thật sự chưa được nhìn nhận, nhiều người nghĩ nó là xấu, là không tốt, là suy đồi văn hóa, do đó, việc pháp luật chưa công nhận mại dâm là một ngành, nghề kinh doanh, vẫn còn cấm và chế tài đối với hoạt động này là chuyện dễ hiểu.

    "việc pháp luật chưa công nhận mại dâm là một ngành, nghề kinh doanh, vẫn còn cấm và chế tài đối với hoạt động này là chuyện dễ hiểu", mình đồng ý với bạn hiện tại việt nam chưa cộng nhận việc mại dâm nhưng theo xu hướng trong những năm gần đây thì vấn đề này đang ngày càng thoáng hơn, mức phạt cũng giảm và các hình phạt dường như ngày càng rất ít, có thể là giáo dục lại ở trại giáo dưỡng và nếu theo xu hướng này thì chắc không sơm thì muộn Việt Nam cũng sẽ hopự thức hóa vấn đề này, vậy theo bạn nếu như vậy Việt Nam có mất đi văn hóa của chính minh?

     
    Báo quản trị |  
  • #466867   07/09/2017

    Không thể phủ nhận văn hóa là một yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng lên nền pháp luật của một quốc gia và có ảnh hưởng rất nhiều đến pháp luật của quốc gia nào đó.

    Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh lối sống. Trước khi xây dựng bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng lên pháp luật của một quốc gia thì phải xét đến nền văn hóa cụ thể của quốc gia đó. Hầu hết các quốc gia trước khi xây dựng nền tảng pháp luật thì phải xem tính phù hợp của quy định luật ban hành xem nó có phù hơp với con người xã hội cụ thể hơn đó là dựa vào nền văn hóa luât đời từ trước đó. Cũng như một ví dụ cụ thể rằng pháp luật Phương Tây chắc chắn khác với pháp luật Phương Đông, hay kể cả pháp luật Việt Na và Thái Lan cũng áp dụng khác nhau mặc dù ở chung khu vực Đông Nam Á.

    Do đó, mỗi một nền pháp luật sẽ mang một sự đặc thù riêng dựa vào dâu hiệu rõ ràng nhận biết nhất bao gồm xã hội, văn hóa, con người, kinh tế...

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Nhiều quy định được ban hành nhưng vẫn chưa được áp dụng thực tiễn hoặc không được tuân thủ theo vì chưa phù hợp với văn hóa, con người.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn yenhuong94 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (15/09/2017)
  • #467796   15/09/2017

    yenhuong94 viết:

    Không thể phủ nhận văn hóa là một yếu tố vô cùng quan trọng để xây dựng lên nền pháp luật của một quốc gia và có ảnh hưởng rất nhiều đến pháp luật của quốc gia nào đó.

    Văn hóa chính là cuộc sống, do đó, việc xây dựng pháp luật, theo lẽ tự nhiên, phải dựa trên những kinh nghiệm văn hóa, tức là pháp luật phải có khả năng biến thành văn hóa để điều chỉnh lối sống. Trước khi xây dựng bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng lên pháp luật của một quốc gia thì phải xét đến nền văn hóa cụ thể của quốc gia đó. Hầu hết các quốc gia trước khi xây dựng nền tảng pháp luật thì phải xem tính phù hợp của quy định luật ban hành xem nó có phù hơp với con người xã hội cụ thể hơn đó là dựa vào nền văn hóa luât đời từ trước đó. Cũng như một ví dụ cụ thể rằng pháp luật Phương Tây chắc chắn khác với pháp luật Phương Đông, hay kể cả pháp luật Việt Na và Thái Lan cũng áp dụng khác nhau mặc dù ở chung khu vực Đông Nam Á.

    Do đó, mỗi một nền pháp luật sẽ mang một sự đặc thù riêng dựa vào dâu hiệu rõ ràng nhận biết nhất bao gồm xã hội, văn hóa, con người, kinh tế...

    Tuy nhiên, thực tế cho thấy, ở rất nhiều nơi trên thế giới, hệ thống pháp luật tỏ ra không tương thích với cuộc sống. Nhiều quy định được ban hành nhưng vẫn chưa được áp dụng thực tiễn hoặc không được tuân thủ theo vì chưa phù hợp với văn hóa, con người.

     

    "Nhiều quy định được ban hành nhưng vẫn chưa được áp dụng thực tiễn hoặc không được tuân thủ theo vì chưa phù hợp với văn hóa, con người" vậy theo bạn các quy định của Việt Nam ban hành, có rất nhiều quy định không tuân thủ, không được người dân thực hiện hoặc các văn bản đó chết ngay ở trên giấy thì các văn bản đó không tuẩn thủ văn hóa chăng, hay là nó chưa phụ hopự với thực tiễn của chính nước mình hiện giờ và cần du nhập ở nước ngoài.

     
    Báo quản trị |  
  • #466874   07/09/2017

    thanhdatvo95
    thanhdatvo95
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/06/2015
    Tổng số bài viết (255)
    Số điểm: 4680
    Cảm ơn: 124
    Được cảm ơn 165 lần


    Mình nghĩ việc này một phần do văn hóa, tín ngưỡng đạo đức các dân tộc châu Á hay cụ thể như Đông Nam Á thì mại dâm không được xem như một nghề nghiệp chân chính và bị xem như tội lỗi, thứ hai là bệnh tật phát sinh từ việc "mua bán" này tràn lan chủ yếu do người mua và người bán không biết bảo vệ mình, và người hành nghề này hay bị xã hội coi thường,...do đó nên chính phủ các nước cấm hành nghề mại dâm. Còn ở các nước phương Tây như bạn kể trên thì có thể do tư tưởng phóng khoáng, không phân biệt đối xử và cũng như biết bảo vệ bản thân nên chính phủ nước họ hợp pháp hóa mại dâm và coi nó như một ngành nghề bình thường, đóng thuế đầy đủ, làm giàu cho ngân sách nước họ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhdatvo95 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (15/09/2017)
  • #467797   15/09/2017

    thanhdatvo95 viết:

    Mình nghĩ việc này một phần do văn hóa, tín ngưỡng đạo đức các dân tộc châu Á hay cụ thể như Đông Nam Á thì mại dâm không được xem như một nghề nghiệp chân chính và bị xem như tội lỗi, thứ hai là bệnh tật phát sinh từ việc "mua bán" này tràn lan chủ yếu do người mua và người bán không biết bảo vệ mình, và người hành nghề này hay bị xã hội coi thường,...do đó nên chính phủ các nước cấm hành nghề mại dâm. Còn ở các nước phương Tây như bạn kể trên thì có thể do tư tưởng phóng khoáng, không phân biệt đối xử và cũng như biết bảo vệ bản thân nên chính phủ nước họ hợp pháp hóa mại dâm và coi nó như một ngành nghề bình thường, đóng thuế đầy đủ, làm giàu cho ngân sách nước họ.

    Vậy theo bạn lý do tại sao lại có sự phân biệt khác nhau như vậy? nếu mọi người coi "bệnh tật phát sinh từ việc "mua bán" này tràn lan chủ yếu do người mua và người bán không biết bảo vệ mình, và người hành nghề này hay bị xã hội coi thường" thì tại sao rất nhiều người làm nghề này, tham gia vào việc này có khi còn nhiều hơn cả phương tây. hơn nữa nếu theo xu hướng thì Việt Nam đang ngày càng thoáng hơn về vấn đề này, vậy Việt Nam có mất văn hóa không?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #466920   07/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Pháp luật có quan hệ chặt chẽ với văn hóa, phong tục tập quán, hệ tư tưởng nên mình nghĩ ở các nước Châu Á mại dâm sẽ không bao giờ được xem là một ngành nghề và được pháp luật cho phép, thực tế sẽ bị lên án. Mình nghĩ điều này là hợp lý, ở Việt Nam mình chắc 100 năm nữa cũng không hợp pháp hóa đâu

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn haianh1648 vì bài viết hữu ích
    truongvandung1220 (29/09/2017) danghaa_ (09/09/2017)
  • #469199   29/09/2017

    haianh1648 viết:

    Pháp luật có quan hệ chặt chẽ với văn hóa, phong tục tập quán, hệ tư tưởng nên mình nghĩ ở các nước Châu Á mại dâm sẽ không bao giờ được xem là một ngành nghề và được pháp luật cho phép, thực tế sẽ bị lên án. Mình nghĩ điều này là hợp lý, ở Việt Nam mình chắc 100 năm nữa cũng không hợp pháp hóa đâu

    Mình thì không nghĩ giống như bạn, hiện nay cùng với xu hướng và phong trào văn minh, hiện đại hóa nên người ta (Việt Nam) cố những cái nhiìn thỏa mái hơn về vấn đề này, cụ thể là việc bán dâm chỉ bị giáo dục và phạt vi phạm hành chính, mà mình nghĩ sẽ không lâu nữa chúng ta sẽ hợp thức hóa nó và sẽ không bị ai lên án về vấn đề này trong 100 năm nữa.

     
    Báo quản trị |