Chào mọi người, có trường hợp này xin được mọi người góp ý thảo luận: (em ký hiệu tên bằng chữ cái cho dễ hiểu)
Ông A và bà B có tài sản là 1 thửa đất. Hai ông bà có 4 người con là C, D, E, F. Cha của ông A đã mất. Sau đó ông A cũng mất. Ông A có mẹ là G. Sau khi ông A mất thì vợ ông là B, mấy người con của ông là C, D, E và mẹ của ông là bà G cùng đồng ý để lại di sản cho F (tức là con của ông A)
Chuyện sẽ đơn giản nếu khi làm văn bản thỏa thuận phân chia di sản, mọi người đều để lại cho bà vợ B.
Nhưng trường hợp để lại cho người con F, thì UBND thành phố Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) không đồng ý thụ lý hồ sơ, với lý do: Bà B còn sống, nên phần di sản phải để lại cho bà B, rồi bà B thích cho ai thì cho. Tức là phần tài sản của bà B không được đồng thời tặng cho, không được định đoạt cùng với khối di sản của ông A. Nếu theo trường hợp này (muốn thửa đất này để lại cho F), sẽ có 2 thủ tục: phân chia di sản thừa kế của ông A để lại cho bà B => bà B tặng cho đất lại cho con là F.
Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản (trường hợp này ko có di chúc)
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác
Em biết TPĐH không sai, nhưng Có ai có giải pháp tốt hơn, đỡ thủ tục phiền hà hơn không ạ?