Nhắn bạn #0072bc;">minhky_hanhchinhk35!
Chết thật! Bạn là SV Luật, bạn còn có cả đường dẫn Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Vậy mà bản hiểu về "Văn bản QPPL" và "Văn bản pháp quy" lơ mơ thế này.
Theo bạn: VBQPPL = VB Luật + VPPQ. Vậy suy ra VBPQ không phải là VB Luật?
VB Luật = Hiến pháp + Pháp luật.
VBPQ = pháp lệnh, nghị định, thông tư...
Vậy suy ra pháp lệnh, nghị định, thông tư... không phải là Pháp luật.
Gửi bạn #0072bc;">vovanlanh!
Văn bản QPPL và đúng là một như bạn nghĩ. VBQPPL gồm VB Luật và VB dưới luật. Cụ thể như sau:
VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT: (hay còn gọi là văn bản pháp quy) là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
1) Văn bản do Quốc hội ban hành: hiến pháp, luật, nghị quyết; văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: pháp lệnh, nghị quyết;
2) Văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác ở trung ương ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội: a) Lệnh, quyết định của chủ tịch nước; b) Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của thủ tướng Chính phủ; c) Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; d) Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; đ) Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội;
3) Văn bản do hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do uỷ ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp: a) Nghị quyết của hội đồng nhân dân; b) Quyết định, chỉ thị của uỷ ban nhân dân.
Trong hệ thống VBPQ, hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành phải phù hợp với hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, thứ bậc hiệu lực pháp lí của văn bản trong hệ thống pháp luật. VBPQ do các cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. VBPQ trái với hiến pháp, trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành.
VĂN BẢN LUẬT: là văn bản do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành (quốc hội hoặc nghị viện), có giá trị pháp lí cao nhất trong hệ thống pháp luật. Mọi văn bản pháp luật khác (văn bản dưới luật), khi ban hành đều phải dựa trên cơ sở của các VBL và không được phép trái với các quy định trong các văn bản đó.
VBL có 2 loại: hiến pháp và đạo luật (bộ luật).
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một nước. Hiến pháp của Việt Nam do Quốc hội - cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành, quy định những vấn đề cơ bản của Nhà nước và đặt ra những nguyên tắc nền tảng để xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất và đồng bộ.
Đạo luật (bộ luật) cũng do Quốc hội ban hành để cụ thể hoá hiến pháp nhằm điều chỉnh những loại quan hệ khác nhau trên các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước. Các đạo luật (bộ luật) có giá trị pháp lí rất cao (chỉ sau hiến pháp). Trong điều kiện "tất cả quyền lực thuộc về nhân dân", việc bảo đảm vai trò thống trị của pháp luật trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tính tối cao của VBL là nguyên tắc hàng đầu của nhà nước pháp quyền. Việc ban hành các VBL phải tuân theo trình tự chặt chẽ, gồm 4 giai đoạn chính: soạn thảo dự án luật, thảo luận dự án luật, thông qua luật và công bố luật.
VĂN BẢN DƯỚI LUẬT: là văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan chấp hành, hành chính ban hành trên cơ sở thi hành hiến pháp, luật, nghị quyết của chính phủ được ban hành để quyết định chính sách cụ thể về xây dựng và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở, hướng dẫn, kiểm tra hội đồng nhân dân thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; bảo đảm thực hiện hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân; thực hiện chính sách xã hội, dân tộc, tôn giáo; quyết định chủ trương, chính sách cụ thể về ngân sách nhà nước, tiền tệ; phát triển văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường; củng cố và tăng cường quốc phòng, an ninh; thống nhất quản lí công tác đối ngoại của nhà nước, các biện pháp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; các biện pháp chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy nhà nước; phê duyệt các điều ước quốc tế thuộc thẩm quyền của chính phủ.
Nghị định của Chính phủ bao gồm:
a) Nghị định quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của chủ tịch nước; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ thành lập; các biện pháp cụ thể để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ;
b) Nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lí nhà nước, quản lí kinh tế, quản lí xã hội. Việc ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Quyết định của thủ tướng Chính phủ được ban hành để quyết định các chủ trương, biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; quy định chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của thủ tướng Chính phủ.
Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ.
Quyết định của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; quy định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế - kĩ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; quy định các biện pháp để thực hiện chức năng quản lí ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề được Chính phủ giao.
Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao được ban hành để hướng dẫn các tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử.
Quyết định, chỉ thị, thông tư của viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao quy định các biện pháp để bảo đảm việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của viện kiểm sát nhân dân các cấp; quy định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.
Thông tư liên tịch giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, quyết định, chỉ thị của thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
Thông tư liên tịch giữa Toà án Nhân dân Tối cao với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; thông tư liên tịch giữa bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ với Toà án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lí nhà nước.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!