Văn bản bị sửa đổi hết hiệu lực thì văn bản sửa đổi có hết hiệu lực không?

Chủ đề   RSS   
  • #442533 24/11/2016

    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Văn bản bị sửa đổi hết hiệu lực thì văn bản sửa đổi có hết hiệu lực không?

    Chào mọi người, chả là em đang nghiên cứu về tình trạng hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, nhưng gặp phải vướng mắc này, mọi người giúp em tháo gỡ với:

    Theo Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì có 4 trường hợp văn bản sẽ bị hết hiệu lực, đó là:

    Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực

    Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:

    1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;

    2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;

    3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.

    Vướng mắc của em là nằm ở chỗ Khoản 4 Điều 154 này, lấy ví dụ cụ thể như thế này:

    Luật A được hướng dẫn bởi Nghị định B và Nghị định B này được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định C (Lưu ý: Nghị định C này chỉ sửa đổi 1 mình Nghị định B thôi).

    Khi Luật A hết hiệu lực thì lẽ dĩ nhiên, Nghị định B hết hiệu lực, căn cứ vào Khoản 4 Điều 154, nhưng còn Nghị định C thì sao? Có hết hiệu lực không hay vẫn ở tình trạng còn hiệu lực?

    Theo suy nghĩ của em thì Nghị định C này cũng hết hiệu lực luôn, nhưng nếu chỉ nói vậy không đủ sức thuyết phục, vì Luật ban hành VBQPPL và Nghị định 134 cũng không nói đến trường hợp này?

    Cập nhật bởi chiakinguyen ngày 24/11/2016 02:31:28 CH
     
    4630 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn chiakinguyen vì bài viết hữu ích
    admin (22/02/2017) happy_smile (24/11/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #442536   24/11/2016

    Chào bạn,

    Văn bản C tất nhiên cũng sẽ hết hiệu lực vì bản chất của văn bản C cũng là quy định chi tiết Văn bản A thôi.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    chiakinguyen (24/11/2016)
  • #442539   24/11/2016

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    LSTranTrongQui viết:

    Chào bạn,

    Văn bản C tất nhiên cũng sẽ hết hiệu lực vì bản chất của văn bản C cũng là quy định chi tiết Văn bản A thôi.

    Cám ơn câu trả lời của bạn LSTranTrongQui, nhưng bạn có thể cho mình hỏi nên giải thích như thế nào để mang tính thuyết phục không? Mình diễn giải theo logic thì ok, nhưng dân luật thì nói phải có căn cứ pháp lý rõ ràng, đây là vấn đề mình đang khúc mắc. 

    Với thêm 1 tình trạng về quan hệ giữa các văn bản như thế này.

    Luật A được hướng dẫn bởi Nghị định B, Nghị định B được hướng dẫn bởi Thông tư C. Thông C được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư D.

    Vậy thì Thông tư C hướng dẫn Luật A, Nghị định B.

    Khi Luật A hết hiệu lực thì Nghị định B hết hiệu lực, Thông tư C cũng hết hiệu lực, nhưng Thông tư D có hết hiệu lực không?

     
    Báo quản trị |  
  • #442573   24/11/2016

    chiakinguyen viết:

     

    LSTranTrongQui viết:

     

    Chào bạn,

    Văn bản C tất nhiên cũng sẽ hết hiệu lực vì bản chất của văn bản C cũng là quy định chi tiết Văn bản A thôi.

     

     

    Cám ơn câu trả lời của bạn LSTranTrongQui, nhưng bạn có thể cho mình hỏi nên giải thích như thế nào để mang tính thuyết phục không? Mình diễn giải theo logic thì ok, nhưng dân luật thì nói phải có căn cứ pháp lý rõ ràng, đây là vấn đề mình đang khúc mắc. 

    Với thêm 1 tình trạng về quan hệ giữa các văn bản như thế này.

    Luật A được hướng dẫn bởi Nghị định B, Nghị định B được hướng dẫn bởi Thông tư C. Thông C được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư D.

    Vậy thì Thông tư C hướng dẫn Luật A, Nghị định B.

    Khi Luật A hết hiệu lực thì Nghị định B hết hiệu lực, Thông tư C cũng hết hiệu lực, nhưng Thông tư D có hết hiệu lực không?

    Chào bạn,

    Đọc qua quy định bạn nêu tôi cũng thấy đã rõ rồi còn gì. Còn muốn rõ hơn như bạn yêu cầu thì tôi bó tay.

    Viết chi tiết rõ ràng từng trường hợp như bạn nêu chắc văn bản luật dài bao nhiêu trang.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #442567   24/11/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    chiakinguyen viết:

     

    Luật A được hướng dẫn bởi Nghị định B và Nghị định B này được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định C (Lưu ý: Nghị định C này chỉ sửa đổi 1 mình Nghị định B thôi).

    Nghị định C được ban hành căn cứ vào luật nào?

     

     
    Báo quản trị |