Chào bạn.
Do bạn viết "thực tế xét xử cũng không thấy việc con chung được Toà án đưa vào người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan?" nên tôi sử dụng luật tố tụng 2004 (đã hết hiệu lực để trao đổi cùng bạn.
Theo luật tố tụng:
Điều 56. Đương sự trong vụ án dân sự
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Toà án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Toà án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Khi xét xử vụ án ly hôn thì tòa xem xét giải quyết:
- Quan hệ hôn nhân;
- Chia tài sản chung (khi có yêu cầu);
- Quyền trực tiếp nuôi con (khi có yêu cầu).
Dù có ly hôn hay không thì quan hệ cha con,mẹ con không hề thay đổi : cha mẹ vẫn có nghĩa vụ thương yêu và chăm sóc con chung.
Như vậy nói chung, con không phải là người có quyền và nghĩa vụ liên quan vì việc giải quyết quan hệ hôn nhân của cha, mẹ và tài sản chung của cha mẹ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của con chung; Chỉ trong trường hợp giải quyết quyền trực tiếp nuôi con, nếu con đã lớn trên 9 tuổi - dưới 18 tuổi thì sẽ hỏi cháu về nguyện vọng muốn sống với ai?