VÀI NÉT CĂN BẢN VỀ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU Ở NƯỚC NGOÀI (PHẦN 1)

Chủ đề   RSS   
  • #341435 27/08/2014

    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    VÀI NÉT CĂN BẢN VỀ BẢO HỘ THƯƠNG HIỆU Ở NƯỚC NGOÀI (PHẦN 1)

     

    Thương hiệu Việt liên tục bị đánh cắp ở nước ngoài


    Khái niệm Thương hiệu có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng về căn bản nó mang mang tính phân biệt hoặc chỉ dẫn đến một nguồn gốc thương mại của hàng hóa/dịch vụ, thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với một sản phẩm cụ thể và thậm chí trong một số trường hợp nó còn liên hệ tới hình ảnh của một quốc gia.

    Dưới góc độ pháp lý, một thương hiệu có thể được bảo hộ dưới nhiều dạng đối tượng quyền sở hữu trí tuệ khác nhau, ví dụ như Nhãn hiệu (1), Tên thương mại, Chỉ dẫn địa lý,…

    Trong vài năm gần đây, những thương hiệu lớn của Việt Nam như thuốc lá Vinataba, cà phê Trung Nguyên, mì ăn liền Vifon, và gần đây nhất là thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuộc (2) liên tục bị chiếm đoạt ở nước ngoài đã làm dấy lên sự quan ngại nghiêm trọng đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về rủi ro pháp lý và rủi ro trong hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.

     

    Tại sao thương hiệu dễ bị mất 

    Các đối tượng xấu lợi dụng 2 nguyên tắc dưới đây để xác lập quyền sở hữu cho mình nhằm chiếm đoạt thương hiệu của Việt Nam, cụ thể:

    (i) Nguyên tắc giới hạn quyền độc quyền theo lãnh thổ.  Vì đặc trưng của quyền sở hữu công nghiệp (chẳng hạn như quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý,…) là bị giới hạn theo nguyên tắc lãnh thổ, nghĩa là đăng ký ở đâu thì chỉ được hưởng quyền độc quyền ở lãnh thổ đó mà không mặc nhiên phát sinh hiệu lực ở nước khác

    (ii) Nguyên tắc ai nộp đơn đăng ký trước thì được cấp trước. Hầu hết luật nhãn hiệu các nước trên thế giới đều quy định chỉ có đơn đăng ký nhãn hiệu nào được nộp sớm nhất trong số các đơn đăng ký nhãn hiệu đó thì mới được cấp đăng ký bảo hộ.

     

    Hậu quả nguy hại của việc thương hiệu bị đánh cắp

    Thương hiệu là tài sản có giá trị. Ngày nay, cả thế giới đều thừa nhận những thương hiệu lớn nhất của thế giới có giá trị lên đến vài chục tỷ đô la Mỹ (3) như CocaCola, MicroSoft, Apple,..Vì thế, mất thương hiệu sẽ gây ra những hậu quả đặc biệt tai hại không những đối với chủ sở hữu mà còn thậm chí ảnh hưởng tới cả một quốc gia, chẳng hạn như:


    (i) Chủ sở hữu thương hiệu trước hết phải đối mặt với nguy cơ bị kiện hoặc bị cấm xuất khẩu vào lãnh thổ bị mất thương hiệu do xâm phạm quyền độc quyền của thương hiệu đã đăng ký tại lãnh thổ đó bất kỳ lúc nào;

    (ii) Chủ sở hữu thương hiệu đánh mất một khoản doanh thu đáng lẽ được hưởng tại nước đó hoặc đánh mất cơ hội thâm nhập thị trường đó;

    (iii) Uy tín và danh tiếng gắn liền với thương hiệu có thể bị suy giảm nghiêm trọng khi một mặt người tiêu dùng không phân biệt được nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ đang cung cấp bởi cùng một thương hiệu, hoặc mặt khác trong một số trường hợp kẻ chiếm đoạt lợi dụng uy tín của thương hiệu sản xuất và cung ứng ra thị trường hàng hóa kém chất lượng, đánh lừa người tiêu dùng nhằm động cơ trục lợi hoặc hủy hoại danh tiếng của thương hiệu.

    (iv) Kẻ chiếm đoạt thương hiệu vô hình chung đã trở thành kẻ mạo danh được hợp pháp hóa thông qua văn bằng bảo hộ đối với thương hiệu đó.

     

    Bảo hộ thương hiệu bằng cách nào?

    Theo luật pháp quốc tế và quốc gia hiện hành về căn bản hiện nay chỉ có 2 phương thức đăng ký bảo hộ ở nước ngoài:

      (i)  "Đăng ký quốc tế" nghĩa là nộp 1 đơn để được bảo hộ ở nhiều nước cùng một lúc, hoặc

      (ii) “Đăng ký quốc gia" nghĩa là mỗi quốc gia phải nộp 1 đơn độc lập.

     

    Đăng ký quốc tế nêu trên có nghĩa là thực hiện việc bảo hộ thương hiệu ở phạm vi toàn cầu theo Hệ thống Madrid (gồm Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid). Hệ thống Madrid mang tính chất là một thoả thuận đa phương giữa các quốc gia theo đó cho phép chủ nhãn hiệu có thể nộp 1 đơn đăng ký duy nhất để có cơ hội được bảo hộ đồng thời ở trên 90 quốc gia/vùng lãnh thổ (4).

    Các quốc gia tham gia Hệ thống Madrid

     

    Hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được vận hành theo Thoả ước Madrid và Nghị định thư Protocol tính đến ngày15/04/2014 đã có tới 91 quốc gia thành viên. Hầu hết các quốc gia thành viên của Hệ thống Madrid đều là các quốc gia mà sản phẩm/dịch vụ có xuất xứ Việt Nam được xuất khẩu tới.

     

    Dưới đây là bảng tổng hợp các quốc gia thành viên của Hệ thống Madrid được sắp xếp theo khu vực địa lý:

    Thành viên tham gia hệ thống Madrid theo khu vực địa lý

    Tên quốc gia là thành viên

     

    Châu Á


    Nhật, Hàn Quốc, Triều Tiên, Singapore, Việt Nam, Trung Quốc, Mông Cổ, Kazakhstan, Tajikistan, Turkmenistan, Azerbaizan, Armenia, Bhutan, Georgia, Uzbekistan, Kyzgyzstan, Nga, Philippines, India

     

     

     

     

    Châu Âu

     

    European Union (gồm 28 nước thành viên) tham gia Hệ thống Madrid với tư cách là một thành viên tổ chức

    27 trong số 28 nước thành viên thuộc European Union cũng tham gia Hệ thống Madrid với tư cách là thành viên quốc gia (ngoại trừ Malta): Austria, Belgium, Bulgaria, Cyprus, Czech Republic, Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Netherlands, Poland, Portugal, Romania, Slovakia, Slovenia, Spain, Sweden, United Kingdom và Croatia.

    Các nước khác (không thuộc European Union) ở khu vực Châu Âu tham gia Hệ thống Madrid: Albania, Armenia, Azerbaijan, Belarus, Bosnia và erzegovina, Georgia, Iceland, Liechtenstein, Macedonia, Moldova, Monaco, Montenegro, Norway, Russia, San Marino, Serbia, Switzerland, Turkey và Ukraine.

     

    Châu Phi


    Angeria, Botswana, Ma-rốc, Lesotho, Madagascar, Sudan, Zambia, Mozambique, Namibia, Sierra Leone, Sao Tome and Principe, Liberia, Swaziland, Egypt, Ghana, Tunisia, Rwanda, Kenya, Kyrgyzstan, Morocco

     

    Trung Đông

    Bahrain, Iran, Oman, Syria, Israel, Syrian Arab Republic
     

    Châu Mỹ

    Mỹ, Cuba, Columbia, Mexico, Antigua and Barbuda, Colombia

    Châu Đại Dương

    Australia, New Zeland

    Tổng cộng

    thành viên

    91 nước tính đến ngày 15/04/2014 (5)

     

    Ghi chú:

    (*) Cộng đồng chung Châu Âu gồm 28 nước thành viên tham gia Hệ thống Madrid với tư cách là một tổ chức đa chính phủ. Do vậy, chủ thương hiệu có thể lựa chọn 1 trong 2 cách bảo hộ nhãn hiệu ở khu vực này:

    (a) yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu ở từng nước là thảnh viên của Cộng đồng chung Châu Âu, hoặc 

    (b) yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu bằng cách chỉ định Cộng đồng chung Châu Âu – với tư cách là 1 thành viên của Hệ thống Madrid – thay vì yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu ở từng nước thuộc Cộng đồng chung Châu Âu để tiết kiệm một phần rất lớn chi phí. Quý Công ty xem bảng so sánh chi phí tham chiếu dưới đây để biết thêm thông tin.    

     

    Điều kiện tiên quyết để nộp đơn theo Hệ thống Madrid

    Vì Việt Nam là thành viên của cả Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid do vậy các điều kiện tiên quyết nhằm nộp đơn quốc tế theo Hệ thống Madrid dành cho các doanh nghiệp Việt Nam sẽ tồn tại dưới các dạng sau:

    (i) Trường hợp các nước mà Quý Công ty yêu cầu bảo hộ là thành viên của cả Thoả ước Madrid và Nghị định thư Madrid (ví dụ: Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức,…), hoặc trong số các nước yêu cầu bảo hộ có ít nhất một nước chỉ tham gia Nghị định thư Protocol (ví dụ: Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Singapore, Hàn Quốc, EU, Phần Lan, Đan Mạch,..) thì Quý Công ty có thể nộp đơn đăng ký quốc tế ngay sau thời điểm nhãn hiệu của Quý Công đã được nộp đơn tại Việt Nam. Ví dụ:Nhãn hiệu A được nộp đơn tại Việt Nam theo số đơn 4-2009-25799 ngày 30/9/2009 thì ngày 1/10/2009 Quý Công ty có thể nộp một đơn đăng ký quốc tế duy nhất yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu đó tại Trung Quốc, Nga, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật, Anh, Úc, Singapore, Hàn Quốc, EU, Phần Lan, Đan Mạch.

    (ii) Trường hợp các nước mà Quý Công ty yêu cầu bảo hộ có chứa ít nhất 1 nước chỉ là thành viên của riêng Thoả ước Madrid (ví dụ: Algeria) thì Quý Công ty chỉ có thể nộp đơn đăng ký quốc tế ngay sau thời điểm nhãn hiệu của Quý Côngđã được bảo hộ tại Việt Nam. Ví dụ: Nhãn hiệu A được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu số 25799 ngày 30/9/2009 thì ngày 1/10/2009 Quý Công ty có thể nộp một đơn đăng ký quốc tế duy nhất yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu đó tại các nước chỉ tham gia riêng Thoả ước Madrid. 

     

    (1) Do mang tính phổ biến hơn so với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác, nên khái niệm Thương hiệu được đề cập nêu trên chủ yếu hàm ý dẫn chiếu tới Nhãn hiệu – một dạng quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ.


    (2) Nhãn hiệu BUON MA THUOT & chữ Trung Quốc và Nhãn hiệu BUON MA THUOT COFFEE, 1896 & logo được bảo hộ tại Trung Quốc dưới tên của Công ty TNHH Cà phê Buôn Ma Thuột Quảng Châu có địa chỉ tại Phòng 1903-1905, Runhe Square, đường Da Nan số 2, huyện Yue Xiu, thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

     

    (3) Theo bảng xếp hạng thương hiệu năm 2011 của tổ chức Interbrand, thương hiệu CocaCola có giá trị 71,861 tỷ đô la Mỹ; MicroSoft  có giá trị 59,087 tỷ đô la Mỹ.

     

    (4) Tính đến ngày 15/04/2014 có tổng cộng 91 nước là thành viên của Hệ thống Madrid. Việt Nam tham gia Thỏa ước Madrid ngày 8/3/1949 và Nghị định thư Madrid ngày 11/07/200.

     

    (5) Chi tiết vui lòng xem đường link: http://www.wipo.int/export/sites/www/treaties/en/documents/pdf/madrid_marks.pdf

     

    (Trích nguồn: Bross.vn)
     

     

     
    6492 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #342061   31/08/2014

    luatsutraloi1
    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Vài nét căn bản về bảo hộ thương hiệu ở nước ngoài (Phần 2)

     

     
     
    Ưu điểm nổi bật của Hệ thống Madrid

    Ngoài ý nghĩa pháp lý tương tự như thể một nhãn hiệu được đăng ký quốc gia và có hiệu lực trong vòng 10 năm, nhãn hiệu theo đăng ký quốc tế theo Hệ thống Madrid thể hiện 4 ưu điểm nổi bật nhất như sau:

    (i) Chủ nhãn hiệu đăng ký quốc tế chỉ phải nộp 01 đơn duy nhất, 01 ngôn ngữ duy nhất, 01 thủ tục duy nhất và trả phí một lần duy nhất thay vì phải nộp nhiều đơn đăng ký, bằng nhiều ngôn ngữ, trải qua nhiều thủ tục và trả tiền nhiều lần khi yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu của mình ở nhiều nước;

    (ii) Chi phí đăng ký quốc tế thấp hơn nhiều so với chi phí đăng ký nhãn hiệu dưới dạng đăng ký quốc gia. Trong một số trường hợp chi phí đăng ký quốc tế rẻ hơn đến hơn 60% so với chi phí đăng ký quốc gia. Vui lòng xem bảng so sánh chi phí nêu tại Mục 6 dưới đây;

    (iii) Chủ nhãn hiệu không cần phải chờ đợi quyết định chấp thuận bảo hộ từ nước yêu cầu bảo hộ, thay vì thế các nước được yêu cầu bảo hộ nếu không ban hành từ chối trong thời hạn quy định thì nhãn hiệu đó mặc nhiên phát sinh quyền độc quyền tại lãnh thổ đó. Thực tiễn cho thấy, thời hạn để nhận được văn bản bảo hộ theo đăng ký quốc tế là rất ngắn, thường khoảng từ 7-12 tháng kể từ ngày nộp đơn quốc tế ở Việt Nam để giành văn bản bảo hộ ở các nước như Mỹ, Australia, EU, Singapore, Korea, Japan,…;

    (iv) Việc yêu cầu đăng ký thay đổi tên và/hoặc địa chỉ của chủ nhãn hiệu, gia hạn hiệu lực sau khi hết hạn 10 năm, đăng ký các thay đổi/chuyển nhượng khác vẫn được thực hiện bằng 01 thủ tục duy nhất, 01 ngôn ngữ duy nhất và trả phí 01 lần duy nhất.

     

    Ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài sử dụng Hệ thống Madrid

     

    Theo thông tin đăng tải tại website của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), số lượng nhãn hiệu nộp theo Hệ thống này ngày càng tăng, kể cả trong bối cảnh suy giảm kinh tế, các doanh nghiệp đều tìm hiểu và sử dụng Hệ thống này vì chi phí rất thấp. Tính đến ngày 09/07/2014, có tổng cộng 107.763 nhãn hiệu của các nước khác nhau yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam, trong đó các nước có yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu ở Việt Nam nhiều nhất điển hình gồm Pháp: 19.834 đơn, Đức: 15.169 đơn, Trung Quốc: 6712,.. trong khi đó vì chưa có nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết lợi thế của hệ thống này nên số lượng đơn có nguồn gốc Việt Nam yêu cầu bảo hộ qua Hệ thống này còn hết sức khiêm tốn với 553 đơn.

     

    Quy trình cơ bản của Hệ thống Madrid

    Đơn nhãn hiệu sau khi đáp ứng điều kiện tiên quyết nêu tại Mục 2 kể trên phải được nộp cho Cơ quan nhãn hiệu nước xuất xứ (Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam). Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định đơn trong khoảng 1 tháng sau đó chuyển cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) có trụ sở tại Thuỵ Sĩ.

     

    Nếu WIPO nhận được đơn quốc tế trong thời hạn không quá 2 tháng kể từ ngày đơn nhãn hiệu được nộp ở Cục Sở hữu trí tụê thì ngày nộp đơn quốc tế cũng được coi là ngày nộp đơn ở Việt Nam. Đặc biejt hơn, chủ nhãn hiệu thể được hưởng ngày nộp đơn đăng ký quốc tế chính là ngày mà đơn của người này được nộp ở Việt Nam trong thời hạn không quá 6 tháng tính đến ngày WIPO nhận được hồ sơ.  

     

    Tiếp theo, WIPO sẽ tự mình thẩm định hình thức đơn quốc tế, nếu không có sai sót sẽ chính thức dịch sang các ngôn ngữ khác và đồng thời công bố trên công báo của WIPO. Tiếp đến WIPO sẽ gửi đơn đăng ký quốc tế cho Cơ quan nhãn hiệu của các nước tương ứng mà Quý Công ty yêu cầu bảo hộ. Ví dụ: Mỹ - USPTO, Nhật Bản – JPO, Hàn Quốc – KIPO, Singapore – IPOS,…đồng thời ấn định ngày bắt đầu tính thời hạn xét nghiệm nội dung là 12 tháng hoặc 18 tháng để các nước được yêu cầu bảo hộ phải có ý kiến chính thức về việc từ chối bảo hộ (nếu có).

     

    Nếu quá thời hạn này mà WIPO không nhận được bất kỳ ý kiến nào của các nước được yêu cầu bảo hộ thì nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ mặc nhiên được coi là có hiệu lực ở nước đó và đăng ký quốc tế đó có giá trị hiệu lực như thể nó được đăng ký quốc gia.

     

    Bảng so sánh chi phí đăng ký quốc tế và đăng ký quốc gia

     

    Ghi chú:

    (*) European Union: gồm 28 nước: Austria, Belgium, Bulgaria, Cyprus, Czech Republic, Croatia, Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Netherlands, Poland, Portugal, Romania, Slovakia, Slovenia, Spain, Sweden và United Kingdom

    (**) Phí Đăng ký quốc gia có thể tham khảo tại đường link: http://www.marcaria.com/register/countryprices.asp?cont=oceania hoặc truy cập website: http://www.marcaria.com để biết thêm thông tin

    (***) Tỷ giá CHF/USD ngày 9/7/2014 của Vietcombank.

    (Nguồn: Bross.vn)

     

     
    Báo quản trị |