Chào bạn!
Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:
Việc xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ mang tới rất nhiều thuận lợi cho công việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm của doanh nghiệp, cơ sở.
Hầu hết các ngành nghề sản xuất, kinh doanh liên quan tới thực phẩm cần phải có giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm để hoạt động. Tuy nhiên, hiện vẫn còn quá ít doanh nghiệp rành rọt về vần đề này.
1. Đối tượng nào cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
Theo Luật An toàn thực phẩm, tất cả các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp (bất kể quốc tịch Việt Nam hay người nước ngoài) đều cần phải tuân thủ pháp lệnh an toàn thực phẩm và phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm mới có thể sản xuất, kinh doanh các sản phẩm liên quan tới lĩnh vực này.
2. Những ngành nghề cần chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm?
– Cơ sở kinh doanh, phụ vụ dịch vụ ăn uống cố định: Tất cả các tòa nhà, gian nhà nằm ở mặt phố có kinh doanh thực phẩm, gồm hai hình thức "cơ sở bán thực phẩm" và "cơ sở dịch vụ ăn uống".
+ Cơ sở dịch vụ ăn uống: Là các cơ sở xử lý, chế biến thực phẩm và bán cho khách ăn uống ngay tại cơ sở.
+ Cơ sở bán thực phẩm: Có thể hiểu là cửa hàng thực phẩm, chỉ bán thực phẩm cho khách hàng mang về, không phục vụ ăn uống tại chỗ.
– Cửa hàng ăn: là những cơ sở phục vụ ăn uống tại chỗ, có thể cung cấp dịch vụ cho từ 50 khách hàng trở xuống cùng thời điểm, có thể hiểu là những quán phở, miến, bún, cháo, cơm… bình dân.
– Nhà hàng ăn uống: Cơ sở phục vụ ăn uống tại chỗ với lượng khách từ 50 người trở lên.
– Quán ăn: Những cơ sở ăn uống nhỏ, lượng nhân viên phụ vụ ít, thường bố trí ở nơi công cộng dưới dạng bán cơ động.
– Căng tin: Cơ sở cung cấp thực phẩm (chủ yếu là đồ giải khát, quà bánh, đồ ăn vặt hoặc dịch vụ ăn uống) cho nội bộ tập thể cơ quan nào đó.
– Chợ: Nơi bán thực phẩm tập trung theo ngày, buổi cố định.
– Nhà ăn tập thể/bếp ăn tập thể: Địa điểm ăn uống cho tập thể thuộc cơ quan, tổ chức nào đó.
– Siêu thị: Là trung tâm mua sắm lớn, tập trung nhiều loại hàng hóa khác nhau, trong đó có thực phẩm.
– Hội chợ: Nơi tổ chức giới thiệu, trừng bày nhằm mục đích quảng bá hoặc thi thố và đánh giá chất lượng hàng hoá.
3. Xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm ở đâu?
Tổ chức, công dân nộp 01 bộ hồ sơ xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm hoàn chỉnh tại Cục An toàn vệ sinh thực phẩm hoặc Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tùy theo ngành nghề và phạm vi, quy mô hoạt động.
Hà Hằng
Công ty Luật Hải Nguyễn và Cộng sự
Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636
Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com