Uỷ quyền trong doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #537007 08/01/2020

    Uỷ quyền trong doanh nghiệp

    Xin chào mọi người, Em đang có một vấn đề thắc mắc về Nội dung ủy quyền trong Doanh nghiệp như sau:

    Phó Giám đốc Công ty A hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị (ng đại diện theo pl) của Công ty B.

    Ông đã ủy quyền cho TGĐ công ty B đc ký những vb, giấy tờ của công ty trong phạm vi của mình.

    Nhưng phát sinh những Hợp đồng giữa Cty A và Cty B mà khi đó ông lại đồng thời đại diện cho cả 2 bên ký nên phải ủy quyền tiếp về vấn đề này cho ông TGĐ công ty B. 

    Vậy có được hợp nhất nội dung này vào Giấy ủy quyền chính hay không? và nếu ủy quyền như vậy có trái với quy định của pháp luật hay không? 

    Em cám ơn !

     
    1649 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn diaocchauson vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (08/01/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #537722   27/01/2020

    Ông phó giám đốc công ty a đã ủy quyền ký giấy tờ cho tổng giám đốc công ty b rồi thì khi hai công ty có ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh thì hợp đồng sẽ hai người khác nhau ký, như vậy là phù hợp với quy định của pháp luật rồi, bạn đâu cần phải làm hợp đồng ủy quyền gì nữa?

     
    Báo quản trị |  
  • #537798   30/01/2020

    trangcsland2207 viết:

    Xin chào mọi người, Em đang có một vấn đề thắc mắc về Nội dung ủy quyền trong Doanh nghiệp như sau:

    Phó Giám đốc Công ty A hiện đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị (ng đại diện theo pl) của Công ty B.

    Ông đã ủy quyền cho TGĐ công ty B đc ký những vb, giấy tờ của công ty trong phạm vi của mình.

    Nhưng phát sinh những Hợp đồng giữa Cty A và Cty B mà khi đó ông lại đồng thời đại diện cho cả 2 bên ký nên phải ủy quyền tiếp về vấn đề này cho ông TGĐ công ty B. 

    Vậy có được hợp nhất nội dung này vào Giấy ủy quyền chính hay không? và nếu ủy quyền như vậy có trái với quy định của pháp luật hay không? 

    Em cám ơn !

    Khoản 3 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015 quy định: "Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.". Theo đó, trường hợp này ông X này đã ủy quyền cho TGĐ công ty B thì khi công ty A và công ty B có phát sinh giao dịch với nhau, ông X sẽ đại diện cho công ty A ký hợp đồng với TGĐ công ty B. Như vậy là không có trái với quy định nêu trên nên vẫn sẽ được bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #537875   30/01/2020

    chaugiang9897
    chaugiang9897
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 2516
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 54 lần


    Về vấn đề trên có thể căn cứ theo các quy định như sau:

    Tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    "Điều 562. Hợp đồng ủy quyền

    Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định."

    Như vậy, có thể giao kết hợp đồng ủy quyền với người không đứng tên trong đăng ký kinh doanh tuy nhiên việc giao kết này phải được lập thành văn bản, phải thông báo cho công ty và người đại diện theo ủy quyền phải đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp 2014, cụ thể:

    "Điều 15. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức

    1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

    2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:

    a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện;

    b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện.

    3. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần, cho mỗi người đại diện. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền, phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho số lượng người đại diện theo ủy quyền.

    4. Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo. Văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;

    b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp tương ứng mỗi người đại diện theo ủy quyền;

    c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của từng người đại diện theo ủy quyền;

    d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được ủy quyền;

    đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.

    5. Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    b) Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;

    c) Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;

    d) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định."

    Thông tin gửi bạn tham khảo.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #538059   31/01/2020

    Hoàn toàn có quyền giao kết hợp đồng ủy quyền với người không đứng tên trong đăng ký kinh doanh tuy nhiên việc giao kết này phải được lập thành văn bản, phải thông báo cho công ty và người đại diện theo ủy quyền phải đáp ứng được điều kiện quy định tại Điều 15 Luật Doanh nghiệp năm 2014:

    1. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
     
    2. Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:
     
    a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện;
     
    b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện.
     
    3. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần, cho mỗi người đại diện. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền, phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho số lượng người đại diện theo ủy quyền.
     
    4. Việc chỉ định người đại diện theo ủy quyền phải bằng văn bản, phải thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được thông báo. Văn bản ủy quyền phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
     
    a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;
     
    b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ cổ phần, phần vốn góp tương ứng mỗi người đại diện theo ủy quyền;
     
    c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của từng người đại diện theo ủy quyền;
     
    d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được ủy quyền;
     
    đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.
     
    5. Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
     
    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
     
    b) Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
     
    c) Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;
     
    d) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
     
    Báo quản trị |