Ủy quyền lại!

Chủ đề   RSS   
  • #340616 23/08/2014

    Hangkool

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ủy quyền lại!

    Trong TH, Bà A ủy quyền ký Hợp đồng cho Ông B, Ông B ủy quyền lại cho Bà C, TH này có thể ủy quyền trên cùng một văn bản không hay phải tách riêng hai ủy quyền? Làm thế nào để Khách hàng thấy được sự hợp pháp của ủy quyền mà không cần nhiều giấy tờ. 

     
    4033 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #340690   23/08/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Hangkool viết:

    Trong TH, Bà A ủy quyền ký Hợp đồng cho Ông B, Ông B ủy quyền lại cho Bà C, TH này có thể ủy quyền trên cùng một văn bản không hay phải tách riêng hai ủy quyền? Làm thế nào để Khách hàng thấy được sự hợp pháp của ủy quyền mà không cần nhiều giấy tờ. 

    Chào bạn.

    Bà A ủy quyền ký Hợp đồng cho Ông B, Ông B ủy quyền lại cho Bà C, TH này có thể ủy quyền trên cùng một văn bản không hay phải tách riêng hai ủy quyền?

    Trong trường hợp này thì bạn phải làm 2 giấy uỷ quyền khác nhau, trên giấy uỷ quyền của của bà A cho ông B phải có nội dung : ông B (người nhận uỷ quyền) được phép ủy quyền lại.

    Không thể làm chung 1 giấy uỷ quyền vì như vậy khách hàng sẽ không hiểu và người ủy quyền cũng không giải thích được.

    Làm thế nào để Khách hàng thấy được sự hợp pháp của ủy quyền mà không cần nhiều giấy tờ.

    Bà A uỷ quyền trực tiếp cho bà C 

     
    Báo quản trị |  
  • #340705   23/08/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần
    Lawyer

    Bản chất việc ủy quyền là việc xác lập và thực hiện giao dịch thông qua người đại diện, do vậy A đã ủy quyền cho B có nghĩa là B sẽ thực hiện các công việc nhân danh và vì quyền lợi của A theo phạm vi, nội dung và thời hạn ủy quyền. Nếu trong cùng 1 văn bản mà B được quyền ủy quyền lại cho C thì việc ký xác lập văn bản này cùng thời điểm  là không có ý nghĩa vì A ủy quyền cho B đồng thời B lại ủy quyền cho C và tại cùng một thời điểm các bên cùng ký vào văn bản thì việc B ký không có ý nghĩa gì. Do đó trong phạm vi ủy quyền việc B không thực hiện việc ủy quyền sẽ có quyền nhường công việc này cho người khác nếu được A đồng ý và nội dung, thời hạn, phạm vi không vượt quá công việc mà B được nhận ủy quyền từ A, để bảo đảm thực hiện việc ủy quyền lại này và có căn cứ xác nhận việc ủy quyền của B sang cho C thì phải lập 2 văn bản ủy quyền: 1 là A ủy quyền cho B trong đó có nội dung là B được ủy quyền lại cho C hoặc bất kỳ người nào khác. 2 là căn cứ vào hợp đồng ủy quyền giữa A và B cùng các căn cứ khác có liên quan sẽ lập văn bản ủy quyền giữa B và C, văn bản ủy quyền (Có thể là giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền) không được vượt quá phạm vi, nội dung và thời hạn ủy quyền mà B nhận từ C.

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |