Ủy quyền cho nhiều người

Chủ đề   RSS   
  • #246839 04/03/2013

    trinhque1208

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Ủy quyền cho nhiều người

    Xin chào luật sư!

    Cho e hỏi chút ạ. Với cùng một nội dung ủy quyền, giám đốc doanh nghiệp có thể ủy quyền cùng một lúc cho nhiều người được không ạ?

    Mong LS trả lời giúp e sớm!

     
    63231 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trinhque1208 vì bài viết hữu ích
    LuatVinabiz (04/09/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #246906   05/03/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Điều này là không thể bạn ạ.

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    trinhque1208 (05/03/2013) pvm2205 (05/02/2020)
  • #246928   05/03/2013

    trinhque1208
    trinhque1208

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Cảm ơn LS ạ!

    Và LS có thể cho e biết e có thể tham khảo nội dung trên ở điều luật nào không ah?

     
    Báo quản trị |  
  • #247090   05/03/2013

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Chào bạn , tôi cho rằng trong một số trường hợp thì có thể ủy quyền cho nhiều người. Căn cứ pháp luật đó là không có quy định nào cấm ủy quyền cho nhiều người.

    Chẳng hạn với nội dung giấy ủy quyền sau đây thì tôi cho rằng nó sẽ hoàn toàn có đầy đủ giá trị pháp lý

    Giấy ủy quyền

    Tôi là xyz, là giám đốc và người đại diện pháp luật của cty cổ phần abc, có giấy ĐKKD 1234.

    Tôi ủy quyền cho các nhân viên có tên dưới đây

    Anh A, CMND ... do CA tỉnh ....  cấp ngày ....

    Chị B, CMND ......

    Chị C, CMND ....

    Được phép thay mặt công ty ký hợp đồng bán hàng với khách hàng của công ty, trong phạm vi khu vực được phân công của mỗi anh/chị, với giá trị mỗi hợp đồng không quá 1 tỷ đồng.

    Thời hạn ủy quyền từ ngày ... đến ngày .....

     

     
    Báo quản trị |  
  • #247139   06/03/2013

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Theo em thì TH này là không thể được.

      viết

     

    Xin chào luật sư!

    Cho e hỏi chút ạ. Với cùng một nội dung ủy quyền, giám đốc doanh nghiệp có thể ủy quyền cùng một lúc cho nhiều người được không ạ?

    Mong LS trả lời giúp e sớm!

    Trong BLDS phần hợp đồng ủy quyền cũng không có quy đinh cấm người ủy quyền không được ủy quyền cho nhiều người,tuy nhiên lại có điều luật quy định về vấn đề ủy quyền lại,từ đó có thể thấy rằng việc ủy quyền với một nội dung ủy quyền cho nhiều người là bất hợp lý.

    Trong TH này lại xảy ra ở trong DN nên em nghĩ khó có thể xảy ra bởi khi có hậu quả pháp lý của những người được ủy quyền thực hiện sẽ rất khó xác định lỗi và khắc phục hậu quả.

     

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #247375   07/03/2013

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 816 lần
    Moderator

    Chào mọi người, 

    Xin phép được trao đổi về nội dung này với mọi người: 

    1. Pháp luật không cấm và cũng không có quy định về việc ủy quyền cùng một nội dung, cùng lúc cho nhiều người. Như vậy, có thể suy luận pháp luật không cấm thì công dân được phép làm. 

    2. Thực tế, tại ngân hàng tôi khi tham gia tố tụng thì tổng giám đốc ủy quyền cùng lúc cho cả 2 người tham gia tố tụng. Điều này vẫn được tòa án chấp nhận. Tuy nhiên, có 1 số bất tiện là phải có mặt cùng lúc 2 người chứ thiếu 1 người là không được. lúc đầu làm chữ "hoặc" người này hoặc người kia. Nhưng tòa không đồng ý mà buộc phải thay bằng chữ "và". 

     

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Khongtheyeuemhon vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (07/03/2013)
  • #414681   28/01/2016

    xuanlong_halong
    xuanlong_halong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Theo quy định của khoản 1 Điều 139 Bộ luật dân sự: Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

    Như vậy, không thể ủy quyền cho nhiều người cùng thực hiện một nội dung ủy quyền.
     

    LUẬT SƯ PHẠM XUÂN LONG

    Công ty Luật Ip & Partners.

    WEBSITE: WWW.LUATSUTRE.COM

     
    Báo quản trị |  
  • #414685   28/01/2016

    Chào bạn,

    Bạn trích điều luật này ra để khẳng định không được ủy quyền cho nhiều người thì có vẻ chưa hợp lý lắm.

    Ví dụ: A uỷ quyền cho B, C, D cùng 1 nội dung.

    Thì khi  B thực hiện công việc uỷ quyền chính là "việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện".

    Khi C thực hiện công việc uỷ quyền thì cũng chính là "việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện"

    --> Với tôi thì uỷ quyền cho nhiều người không có vấn đề gì là vi phạm pháp luật cả. Chỉ có điều là nếu làm việc với cơ quan nhà nước chỉ nên uỷ quyền cho 1 người :) Lý do tại sao thì hơi khó nói

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #414691   28/01/2016

    xuanlong_halong
    xuanlong_halong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    LSTranTrongQui viết:

    Chào bạn,

    Bạn trích điều luật này ra để khẳng định không được ủy quyền cho nhiều người thì có vẻ chưa hợp lý lắm.

    Ví dụ: A uỷ quyền cho B, C, D cùng 1 nội dung.

    Thì khi  B thực hiện công việc uỷ quyền chính là "việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện".

    Khi C thực hiện công việc uỷ quyền thì cũng chính là "việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện"

    --> Với tôi thì uỷ quyền cho nhiều người không có vấn đề gì là vi phạm pháp luật cả. Chỉ có điều là nếu làm việc với cơ quan nhà nước chỉ nên uỷ quyền cho 1 người :) Lý do tại sao thì hơi khó nói

    Rất cảm ơn ý kiến phản hồi của Luật sư. Tuy nhiên, để tiếp tục bảo vệ cho quan điểm của mình, tôi xin có những ý kiến sau đây: 
    Ví dụ Luật sư nêu ra chỉ phản ánh việc C bằng năng lực hành vi của mình thực hiện năng lực pháp luật do A chuyển giao. Còn thực tế, kể từ khi ký ủy quyền, A đã cùng lúc chuyển giao quyền nhân danh cho cả 03 người B, C, D. 

    Xét trên văn phạm Điều 139 Luật dân sự, đã khẳng định "việc một người" nhân danh người khác trong một phạm vi cụ thể mới được coi là Đại diện. Trường hợp có ba người cùng nhân danh A trong một phạm vi thì không phải đại diện. Chưa kể, nội dung các quy phạm từ Điều 139 đến điều 143 Luật Dân sự, đều để thuật ngữ " người đại diện" với tính chất là số ít, không có quy định về "những người đại diện".

    Xét về lý luận, ủy quyền là thể năng lực pháp lý, ý chí của một người bằng hành vi, ý chí của một người khác. Mỗi người chỉ có một ý chí và một hành vi trong một thời điểm cụ thể. Ba người cùng lúc thực hiện quyền nhân danh A bằng 03 hành vi và 03 ý chí riêng biệt là phi lý.

    Đây là quan điểm của tôi trong quá trình hành nghề, rất mong được trao đổi và hoàn thiện thêm. Cảm ơn./.

    LUẬT SƯ PHẠM XUÂN LONG

    Công ty Luật Ip & Partners.

    WEBSITE: WWW.LUATSUTRE.COM

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn xuanlong_halong vì bài viết hữu ích
    luattueanh (16/08/2018) BIZLINK (22/07/2019)
  • #414718   28/01/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


     

    xuanlong_halong viết:

     

    Theo quy định của khoản 1 Điều 139 Bộ luật dân sự: Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

    Như vậy, không thể ủy quyền cho nhiều người cùng thực hiện một nội dung ủy quyền.
     

     

     

    Chào bạn.

    Theo luật dân sự:

    Điều 139. Đại diện

    1.Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

    Điều luật này chỉ giải thích về khái niệm "đại diện" chứ không phải là quy định "một người". Cụ th63 bạn xem quy định tại điều khoản ngay phía dưới:

    Điều 141. Người đại diện theo pháp luật

    Người đại diện theo pháp luật bao gồm:

    1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    Cha và mẹ đều có quyền đại diện và trên thực tế không ai buộc chỉ :một người" cha hoặc mẹ là đại diện. Bạn tham khảo về HĐ ủy quyền cũng quy đinh các bên (gồm nhiều người):

    Điều 581. Hợp đồng uỷ quyền

    Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #414816   29/01/2016

    xuanlong_halong
    xuanlong_halong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Cám ơn ý kiến phản biện của bạn.

    Phần ý kiến về hợp đồng thỏa thuận quy định các bên (gồm nhiều người) tôi chưa thấy ổn thỏa lắm. Bởi nội dung quy định của Điều 581 về các bên là để phản ánh 02 bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Không có nội dung quy định bên nhận ủy quyền là những người hoặc là nhiều người. Vì vậy việc tôi chưa thấy hợp lý.

    Phần ý kiến của đại diện theo pháp luật của con là cha mẹ, tôi thấy pháp luật liện kê bố, mẹ là những người được công nhận cùng có năng lực đại diện pháp luật đương nhiên của con cái.

    Còn khi thực hiện việc "đại diện" theo quy định của Điều 139, trong một giao dịch dân sự và phạm cụ thể, thì cha mẹ phải thống nhất ai là người sẽ đứng ra đại diện cho con. 
    Như đã trao đổi, việc tham gia thực hiện các quan hệ xã hội cần những chủ thể có năng lực, và một ý chí tự nguyện. Việc ủy quyền cho nhiều người trong cùng một nội dung, phạm vi, quan hệ sẽ tạo ra tình trạng hai ý chí, nên sẽ mâu thuẫn, gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp của giao dịch. Nên không thể thực hiện.

    Đây là ý kiến trao đổi của tôi. Và mong tiếp tục nhận được ý kiến phản biện để năng cao năng lực. Trân trọng.
     

    LUẬT SƯ PHẠM XUÂN LONG

    Công ty Luật Ip & Partners.

    WEBSITE: WWW.LUATSUTRE.COM

     
    Báo quản trị |  
  • #414850   29/01/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn xuanlong_halong

    Cám ơn ý kiến phản biện của bạn.

    Phần ý kiến về hợp đồng thỏa thuận quy định các bên (gồm nhiều người) tôi chưa thấy ổn thỏa lắm. Bởi nội dung quy định của Điều 581 về các bên là để phản ánh 02 bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Không có nội dung quy định bên nhận ủy quyền là những người hoặc là nhiều người. Vì vậy việc tôi chưa thấy hợp lý.

    Các bên thì thường phải hiểu là 1 hoặc nhiều người thì hợp lý hơn là hiểu các bên chỉ có 1 người; không như vậy thì họ dùng người hoặc "một người" rồi.:'(

    Theo luật dân sự:

    Điều 280. Nghĩa vụ dân sự

    Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).

    Phần ý kiến của đại diện theo pháp luật của con là cha mẹ, tôi thấy pháp luật liện kê bố, mẹ là những người được công nhận cùng có năng lực đại diện pháp luật đương nhiên của con cái.

    Còn khi thực hiện việc "đại diện" theo quy định của Điều 139, trong một giao dịch dân sự và phạm cụ thể, thì cha mẹ phải thống nhất ai là người sẽ đứng ra đại diện cho con. 

    Điều này là bạn suy diễn chứ không có quy định "cha mẹ phải thống nhất ai là người sẽ đứng ra đại diện cho con" mà thực tế ai cũng được và cả 2 cũng không sao.

    Luật DN hiện cho phép pháp nhân có nhiều người đại diện theo pháp luật.

    @ sau này khi bạn đi hỏi vợ (cưới vợ) thì sẽ thấy là phải có cả 2 người đại diện mới được chấp nhận.

    Như đã trao đổi, việc tham gia thực hiện các quan hệ xã hội cần những chủ thể có năng lực, và một ý chí tự nguyện. Việc ủy quyền cho nhiều người trong cùng một nội dung, phạm vi, quan hệ sẽ tạo ra tình trạng hai ý chí, nên sẽ mâu thuẫn, gây ảnh hưởng đến tính hợp pháp của giao dịch. Nên không thể thực hiện.

    Vấn đề này theo tôi là khó xãy ra (không phải là không có) vì họ phải thực hiện đúng nội dung ủy quyền; nếu thực hiện không đúng thì người nhận ủy quyền phải chịu trách nhiệm và có thể phải bồi thường.

    Trong các vụ án phức tạp thì thường người đại diện phải là ít nhất 2 người:  LS để giải quyết vấn đề pháp lý; người chuyên môn phụ trách về chuyên ngành (kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, chuyên viên kế toán, thuế...); Có rất nhiều vụ án mà chỉ kiến thức pháp luật không chưa đủ để tham gia tranh tụng vì nhiều vấn đề chuyên môn cao thì luật sư cũng không thể biết mà trả lời.

    Bạn xem trong các vụ kiện của hảng coca cola, Tân Trường Phát thì ngoài luật sư là người bảo vệ quyền và lợi ích còn có nhân viên pháp chế và nhân viên kỷ thuật tham gia phiên tòa.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 29/01/2016 08:50:43 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #414851   29/01/2016

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    Nói thêm chút ý về hợp đồng ủy quyền:

    - A ủy quyền cho B. (lúc 8g sáng)

    - A ủy quyền cho C. (lúc 8g 5 sáng)

    - A ủy quyền cho D. (lúc 8g 10 sáng)

    Theo quy định của luật dân sự:

    Tại thời điểm ủy quyền cho B,C.D đều hợp pháp, vấn để đặt ra là khi ủy quyền cho người sau thì HĐ ủy quyền những người trước có hết hiệu lực hay không?

    Theo luật dân sự:

    Điều 147. Chấm dứt đại diện của cá nhân

    2. Đại diện theo uỷ quyền của cá nhân chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    a) Thời hạn uỷ quyền đã hết hoặc công việc được uỷ quyền đã hoàn thành;

    b) Người uỷ quyền huỷ bỏ việc uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền từ chối việc uỷ quyền;

    c) Người uỷ quyền hoặc người được uỷ quyền chết, bị Toà án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.

    Khi chấm dứt đại diện theo uỷ quyền, người đại diện phải thanh toán xong các nghĩa vụ tài sản với người được đại diện hoặc với người thừa kế của người được đại diện.

    Như vậy, trường hợp ủy quyền thêm cho người khác không làm cho HĐ ủy quyền trước đó hết hiệu lực: vẫn có giá trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #494724   21/06/2018

    luật 2015 đã thay đổi nội dung này...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #494828   22/06/2018

    xuanlong_halong
    xuanlong_halong

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/10/2008
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 345
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 13 lần


    Cảm ơn bạn hungmaiusa đã phản biện.

    Trước hết, tôi thống nhất với bạn là thực tế có những trường hợp một người đại diện, một nội dung nhưng ủy quyền cho nhiều người.

    Nhưng cái muốn nói là ở đây Luật Dân sự 2005 lại đưa ra cái định nghĩa : Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.

    Đây chính là vấn đề. Nếu theo nghĩa hẹp, bắt chữ với nhau thì luật viết sao làm vậy. Luật ghi 1 người thì chỉ một người.

    Chính vì lý do này mà Luật Dân sự 2015 đã phải đổi lại định nghĩa: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    Nhờ luật dân sự 2015, mà chủ đề này không còn tranh cãi nữa. Cảm ơn bạn./.

     

    LUẬT SƯ PHẠM XUÂN LONG

    Công ty Luật Ip & Partners.

    WEBSITE: WWW.LUATSUTRE.COM

     
    Báo quản trị |  
  • #499801   16/08/2018

    luattueanh
    luattueanh

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2009
    Tổng số bài viết (17)
    Số điểm: 211
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 5 lần


    rất hay ạ

     
    Báo quản trị |  
  • #499865   16/08/2018

    ThuyVi09
    ThuyVi09

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2017
    Tổng số bài viết (34)
    Số điểm: 240
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 7 lần


    Theo mình, việc ủy quyền công việc cho hai người trong cùng một nội dung là không trái quy định pháp luật. Đơn cử trong quá trình thực hiện cùng 1 hợp đồng việc ủy quyền này có thể gây chút khó khăn vì cả 2 đều được thực hiện trong phạm vị ủy quyển trên vì nếu 2 người có quan điểm trái chiều nhau thì khó khăn trong việc giải quyết nên cần cân nhắc trong việc ủy quyền cùng 1 việc cho nhiều người.

     
    Báo quản trị |  
  • #500003   18/08/2018

    Việc ủy quyền chỉ có thể được thực hiện cho một người thôi bạn. Căn cứ theo Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 thì:

    Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

    1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

    3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

    Theo quy định trên thì giám đốc chỉ có thể ủy quyền cho một người để thực hiện các quyền của giám đốc. Việc ủy quyền này có thể được lập bằng Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền đều có giá trị pháp lý.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #500134   20/08/2018

    @baotoan2703: Đọc kỹ lại luật nhé, điều khoản này không hề nói chuyện ủy quyền cho 1 người hay nhiều người.

    Việc ủy quyền này bản chất là giao quyền của mình cho người khác thực hiện, không có điều khoản nào của Luật cấm việc ủy quyền cho nhiều người. Ví dụ rõ nhất thực tế ủy quyền quản lý sử dụng nhà.
    Tuy nhiên, thực tế để phân định rõ trách nhiệm của từng người nhận ủy quyền, tránh tranh chấp sau này có thể xảy ra, việc ủy quyền chỉ nên để cho 1 người thực hiện. Nếu công việc cần nhiều người thực hiện, bạn cần phân định rõ ràng trách nhiệm của từng người, nội dung công việc của từng người để thuận tiện cho việc quản lý, xác định trách nhiệm sau này

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn CAgroup vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (22/08/2018)
  • #500278   22/08/2018

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Việc ủy quyền cho bao nhiêu người cũng được. Tuy nhiên, nếu ủy quyền cho nhiều người làm "cùng một việc" thì phải "tất cả" những người ủy quyền có mặt và "thống nhất" ý kiến thì mới được chấp nhận.

    Ví dụ: Bị đơn ủy quyền cho 2 người đại diện mình thì khi chỉ có 1 người có mặt thì "có thể" thẩm phán sẽ không chấp nhận (tận mắt thấy một trường hợp) với lý do: không biết ý kiến của người nhận ủy quyền còn lại nhự thế nào? 2 người có mặt nhưng ý kiến không thống nhất cũng không được: tương tự một người mà lại có 2 ý kiến khác nhau khi làm việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #500345   23/08/2018

    Cũng không chính xác nhé bác @hungmaiusa. Vẫn có thể lập giấy ủy quyền mà không hủy giấy ủy quyền, khi ra tòa chả hạn có 1 bên không thực hiện theo giấy ủy quyền thì cũng không bắt buộc họ phải thực hiện

     
    Báo quản trị |