Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật dân sự 2015 thì:
Điều 138. Đại diện theo ủy quyền
1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo
ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Như vậy, nếu người con đã được toàn quyền quản lý công ty và là người đại diện theo pháp luật thì có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn. Việc ủy quyền nên được lập thành Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền tại phòng công chứng, trong Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền cần ghi rõ thời hạn là ủy quyền trong thời gian bao lâu. Nội dung này được quy định cụ thể tại Khoản 4 Điều 15 Luật doanh nghiệp 2014
Ngoài ra, người đại diện theo ủy quyền phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện sau:
Điều 15. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông là tổ chức
...
5. Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
c) Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác;
d) Các tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
Cập nhật bởi vyvy2409 ngày 30/03/2019 05:42:48 CH
sai tên Luật