Ưu tiên phát triển CNTT cho dự án đường thủy nội địa

Chủ đề   RSS   
  • #593786 10/11/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Ưu tiên phát triển CNTT cho dự án đường thủy nội địa

    Đây là nội dung tại Quyết định 21/2022/QĐ-TTg ngày 09/11/2022 về cơ chế, chính sách khuyến khích phát  triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.
     
    Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ ban hành một số cơ chế khuyến khích phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa bao gồm:
     
    uu-tien-phat-trien-cntt-co-du-an-duong-thuy-noi-dia
     
    (1) Đầu tư phát triển giao thông đường thủy nội địa.
     
    Đối với đầu tư phát triển đường thủy nội địa sẽ được tiếp cận nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
     
    Qua đó, nhằm kết nối thuận lợi, hiệu quả đên các phương thức vận tải khác, đặc biệt là với hệ thống cảng biển.
     
    Ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng để cải tạo, nâng cấp luồng đường thủy nội địa trên các tuyến vận tải chính theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
     
    Yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương rà soát và quy hoạch các bến khách ngang sông tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, chưa có điều kiện phát triển, đầu tư các loại hình giao thông khác vào quy hoạch của địa phương, để đảm bảo việc đầu tư mới các bến khách này phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Đầu tư công 2020 trong trường hợp sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư.
     
    (2) Quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
     
    Trong việc bảo trì kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa cần bố trí vốn sự nghiệp kinh tế cho theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và khả năng huy động các nguồn lực, đảm bảo đáp ứng yêu cầu năm sau cao hơn năm trước.
     
    Với mục tiêu đến năm 2030 đáp ứng đủ nhu cầu vốn theo kế hoạch được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
     
    (3) ứng dụng công nghệ thông tin.
     
    Ưu tiên bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động lĩnh vực đường thủy nội địa;
     
    Sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước để quản lý, vận hành, bảo trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động lĩnh vực đường thủy nội địa sau đầu tư, gồm: 
     
    - Cơ sở dữ liệu.
     
    -  Phần mềm.
     
    -  Phần cứng.
     
    Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải
     
    Chủ trì tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiệnQuyết định 21/2022/QĐ-TTg với chu kỳ hàng năm và tổng kết sau 5 năm.
     
    Phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc bố trí vốn ngân sách để thực hiện cơ chế, chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.
     
    Phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện cơ chế, chính sách phát triển giao thông vận tải đường thủy nội địa.
     
    Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường thủy nội địa theo kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
     
    Chi tiết Quyết định 21/2022/QĐ-TTg có hiệu lực ngày 25/12/2022 bãi bỏ Quyết định 47/2015/QĐ-TTg
     
    281 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (10/11/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận