Ưu, nhược điểm của các loại hình Doanh nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #509343 03/12/2018

    TuyenMyn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2016
    Tổng số bài viết (15)
    Số điểm: 375
    Cảm ơn: 18
    Được cảm ơn 10 lần


    Ưu, nhược điểm của các loại hình Doanh nghiệp

    Ưu, nhược điểm của các loại hình Doanh nghiệp

    Dưới đây là nội dung phân tích các ưu, nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp, mọi người xem tham khảo để phục vụ học tập hoặc lực chọn mô hình phù hợp với khi có nhu cầu nhé!

     

    Ưu điểm

    Nhược điểm

    Công ty Cổ phần

    - Ít rủi ro cho cổ đông trong công ty khi hoạt động vì cổ đông chỉ chịu trách nhiệm khi có phát sinh trong phạm vi số vốn góp vào công ty

    - Công ty có quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu công ty và đưa lên Sàn giao dịch chứng khoán, có thể chuyển nhượng vốn cho cổ đông trong và ngoài công ty, số lượng cổ đông trong công ty là không giới hạn, chính vì vậy có thể xem công ty cổ phần là loại hình có khả năng huy động vốn cao nhất trong các loại hình doanh nghiệp.

    - Cổ đông có thể dễ dàng, tự do chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế cổ phần cổ đông thông qua việc bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán

    - Do cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn nên việc cộng tác sẽ bị hạn chế về sự tin tưởng

    - Do không hạn chế cổ đông do đó dễ có sự phân hóa các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn.

    - Việc thành lập công ty cổ phần cũng phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc về chế độ tài chính, kế toán.

    - Sẽ khó khăn hơn khi đưa ra một quyết định nào đó dù là về quản lý doanh nghiệp hay kinh doanh do phải thông qua Hội Đồng quản trị, Đại hội đồng

    cổ đông… Vậy nên rất dễ bỏ qua những cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp.

    - Chủ sở hữu (thường và đa số) không trực tiếp tham gia vào hoạt động hàng ngày của công ty đồng thời, loại hình công ty cổ phần cũng có nguy cơ dễ bị người khác, công ty khác thôn tính.

    Công ty TNHH MTV

    - Chỉ phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động của công ty trong phạm vi vốn góp của mình

    - Điều hành và quản lý công ty cũng không phức tạp vì chủ sở hữu được toàn quyền quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty

    - Rất dễ dàng khi thực hiện việc chuyển nhượng công ty

    - chuyển nhượng công ty cũng không quá khó khăn

    - Vì chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong quá trình kinh doanh trong phạm vi số vốn cam kết góp vào công ty nên có ít sự tin tưởng từ các đối tác muốn liên kết, hợp tác.

    - Bị hạn chế việc huy động vốn do công ty không có quyền phát hành cổ phiếu.Khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.

    Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên

    - Thủ tục thành lập đơn giản hơn các loại hình công ty khác

    - Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

    - chỉ trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn;

    - Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên, hạn chế sự thâm nhập của người lạ vào công ty. 

    - việc huy động vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn bị hạn chế do không có quyền phát hành cổ phiếu.

    - chịu sự điều chỉnh chặt chẽ hơn của pháp luật  hơn các loại hình công ty khác

    - Do thực hiện theo chế độ hữu hạn nên uy tín bị ảnh hưởng trước đối tác, khách hàng nhưng không quá đáng kể

     

    Công ty hợp danh

     

    - Hình thành trên sự uy tín của cá nhân và theo chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên nên công ty dễ tạo sự tin cậy cho đối tác, khách hàng

    - Việc quản lý điều hành công ty hợp danh thường không quá phức tạp do các thành viên đều uy tín và có sự tin tưởng hơn thế nữa số lượng thành viên ít

    - Mức chịu rủi ro của các thành viên rất cao do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn

    - Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

    - Thành viên hợp danh rút khỏi công ty vẫn phải chịu trách nhiệm đối với những khoản nợ của công ty hợp danh phát sinh từ những cam kết của công ty trước khi thành viên hợp danh rút khỏi công ty

    Doanh nghiệp tư nhân

    - Do 1 cá nhân làm chủ nên doanh nghiệp tư nhân sẽ chủ động đưa ra được tất cả các quyết định liên quan đến hoạt động kinh doanh

    - Tạo được sự tin tưởng cho khách hàng và đối tác vì chế độ chịu trách nhiệm vô hạn

    - Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân đơn giản, gọn nhẹ.

     

    - Không có tư cách pháp nhân, 
    Chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiêm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của mình nên mức độ chịu rủi ro cao
     
    - Chủ doanh nghiệp chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân, không được làm thành viên hợp danh hay làm chủ hộ kinh doanh.
     

     

    Cập nhật bởi TuyenMyn ngày 03/12/2018 05:28:35 CH
     
    6553 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận