Update tin tức từ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII

Chủ đề   RSS   
  • #324035 20/05/2014

    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần
    SMod

    Update tin tức từ kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII

    Sáng nay (20/05/2014), Quốc hội khai mạc kỳ họp thứ 7 khóa XIII, đây là kỳ họp mang dấu ấn lịch sử bởi hai yếu tố hết sức quan trọng:

    - Một là, kỳ họp đầu tiên của Hiến pháp 2013 có hiệu lực;

    - Hai là, kỳ họp diễn ra trong tình hình căng thẳng vụ giàn khoan HD-981 giữa Việt Nam – Trung Quốc.

    Như vậy, tại kỳ họp lần này Quốc hội sẽ dành nhiều thời gian để thảo luận, giải quyết hai vấn đề hàng đầu:

    - Bắt đầu triển khai các dự án luật để hướng dẫn thi hành Hiến pháp 2013;

    - Kế sách trước tình hình giàn khoan HD-981 nói riêng và Biển Đông nói chung.

    Bởi vậy, Dân Luật sẽ update kịp thời những tin tức nổi bật từ hội trường quốc hội tại đây.

    Rất mọng mọi người theo dõi và bổ sung.

     
    5124 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    hmtlth (22/05/2014) admin (21/05/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #324075   20/05/2014

    ThanhLongLS
    ThanhLongLS
    Top 500
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (244)
    Số điểm: 8120
    Cảm ơn: 28321
    Được cảm ơn 594 lần
    ContentAdministrators

    Ảnh từ hội trường Quốc hội sáng nay:

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 20/05/2014 11:51:11 SA

    Có một điều không bao giờ thay đổi, đó là " Mọi thứ đều thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ThanhLongLS vì bài viết hữu ích
    Namotofordando (21/05/2014) admin (21/05/2014) nguyenhoatqt (27/05/2014)
  • #324221   21/05/2014

    HuyenVuLS
    HuyenVuLS
    Top 150
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/07/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 30553
    Cảm ơn: 141
    Được cảm ơn 800 lần
    SMod

    Thông tin từ chiều 20/5, qua ảnh bên dưới:

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HuyenVuLS vì bài viết hữu ích
    admin (21/05/2014)
  • #324449   22/05/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII vừa ra Thông cáo số 2, khẳng định: “Quốc hội cùng với toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam”.
     
    Thông cáo nêu rõ: Ngày 21-5-2014, Quốc hội thảo luận (tại đoàn) Báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Ðông, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; chủ trương và giải pháp của Việt Nam.
     
    1. Quốc hội khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Ðông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Ðảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Tình hình Biển Ðông căng thẳng. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.
     
    2. Quốc hội cùng với toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài bày tỏ sự lo ngại và kiên quyết phản đối những vi phạm, sai trái của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Quốc hội cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với các tổ chức, cá nhân, dư luận quốc tế đã đồng tình, ủng hộ Việt Nam.
     
    3. Quốc hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Ðảng, Nhà nước đã lãnh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Ðồng thời, kiên trì đấu tranh, gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
     
    4. Diễn biến tình hình trên Biển Ðông còn phức tạp và khó lường. Quốc hội đề nghị Chính phủ, các ngành, các cấp cùng đồng bào cả nước đoàn kết, thống nhất và đặc biệt quan tâm giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh, đối ngoại của đất nước.
    (Theo Tiền Phong)
     
    Báo quản trị |  
  • #325165   27/05/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    (Chinhphu.vn) – Trong ngày làm việc thứ 7 kỳ họp thứ 7 (27/5), Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) và Luật Kinh doanh bất động (sản sửa đổi). Đây là hai dự án luật được đông đảo đại biểu và cử tri quan tâm.

    Theo Tờ trình của Chính phủ, Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) có 10 nhóm nội dung chủ yếu. Trong đó có việc bảo đảm công tác phát triển nhà ở phải đúng quy hoạch và kế hoạch đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Nội dung, phương thức thực hiện, cơ chế, chính sách ưu đãi đối với phát triển nhà ở xã hội cũng được đổi mới. Đáng lưu ý, Dự thảo đã mở rộng đối tượng và điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu hút nhân tài, nguồn lực, kinh nghiệm cho đầu tư, phát triển đất nước, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế và phù hợp với thông lệ quốc tế… 

    Qua thảo luận tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hầu hết các ý kiến tham gia góp ý xây dựng Luật Nhà ở (sửa đổi) nhất trí với nội dung của Dự thảo do Chính phủ trình. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề có ý kiến khác nhau liên quan đến quyền sở hữu nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, có ý kiến thống nhất với đề xuất của Chính phủ nêu tại Điều 157 của Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi).

    Theo đó, các cá nhân nước ngoài được nhập cảnh vào Việt Nam đều có quyền sở hữu nhà ở để khuyến khích thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và bảo đảm phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Loại ý kiến thứ hai cần quy định điều kiện chặt chẽ hơn theo hướng chỉ cho phép các cá nhân nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 3 tháng trở lên mới được sở hữu nhà ở để hạn chế các trường hợp lợi dụng chính sách, gây lũng đoạn thị trường bất động sản và để bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia. Dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại các tổ Đại biểu Quốc hội vào ngày 27/5 tới.

    Về Luật Kinh doanh bất động sản, Tờ trình của  Bộ trưởng Bộ Xây dựng nêu rõ, sau hơn 7 năm triển khai thi hành, Luật Kinh doanh bất động sản 2006 đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế. Trong đó, luật chưa quy định đủ các chế tài để tạo lập một thị trường bất động sản phát triển đồng bộ và lành mạnh; chưa có quy định để bảo đảm thị trường bất động sản phát triển có kế hoạch, để nhà nước có thể kiểm soát, điều tiết được cung - cầu của thị trường, dẫn đến thị trường thời gian qua phát triển thiếu ổn định, nhất là đối với thị trường bất động sản và nhà ở.

    Tình trạng đầu tư tự phát, theo “phong trào”, theo “đám đông” diễn ra phổ biến. Giá cả bất động sản tăng cao, cộng với tình trạng đầu cơ, kích giá, tạo giá ảo vượt quá khả năng chi trả của đại bộ phận tầng lớp dân cư trong xã hội. Khi thị trường bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, cộng thêm việc các ngân hàng thắt chặt cho vay tín dụng bất động sản thì thị trường lại rơi vào tình trạng trầm lắng kéo dài, giao dịch ít, thậm chí không có giao dịch, giá cả sụt giảm; tồn kho, dư thừa nhiều các loại bất động sản cao cấp, trong khi lại thiếu các loại nhà ở phù hợp để đáp ứng khả năng, nhu cầu của đại đa số người dân. Chính vì vậy, việc Dự luật nếu được ban hành sẽ khắc phục được những tồn tại, hạn chế hiện nay.

    Một trong những điểm đáng chú ý trong Dự thảo là vấn đề liên quan đến giao dịch bất động sản qua sàn giao dịch. Luật hiện hành quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản khi bán, cho thuê, cho thuê mua bất động sản bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch bất động sản. Theo Bộ Xây dựng, quy định này đã làm tăng thêm tổ chức kinh doanh dịch vụ trung gian, tăng thêm thủ tục, tăng thêm chi phí và góp phần đẩy giá, tạo giao dịch ảo, không đạt được mục đích là nơi giao dịch để đảm bảo tính công khai, minh bạch cho thị trường bất động sản, đồng thời quy định này đã làm hạn chế quyền tự chủ trong kinh doanh của các doanh nghiệp.

    Hai Dự án Luật này do Bộ Xây dựng chủ trì soạn thảo.

    Lê Sơn

     
    Báo quản trị |  
  • #325337   28/05/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    (Chinhphu.vn) - Ngày 28/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) và Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh.

    Việc sửa đổi Luật Doanh nghiệp lần này được kỳ vọng sẽ tạo ra cú hích cho hoạt động kinh doanh.

    Các chuyên gia cho rằng, Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) cần xây dựng trong mối quan hệ tổng thể với các văn bản luật khác, để tạo nên cơ chế pháp lý đồng bộ, điều tiết hoạt động của doanh nghiệp (DN).

    Luật Doanh nghiệp 2005 dù được coi là bước tiến rất dài, giúp tăng sự bình đẳng cho các loại hình DN cũng như thu hẹp khoảng cách giữa quy định pháp lý của Việt Nam với quốc tế. Tuy nhiên, thực tế gần 10 năm áp dụng cho thấy, vẫn còn một số điểm quy định cần phải sửa đổi để đảm bảo tính chủ động cho DN cũng như sự chặt chẽ, phù hợp về kinh tế cho các giao dịch phát sinh của DN.

    Thực tiễn cuộc sống cho thấy, các cơ hội kinh doanh luôn xuất hiện trong quá trình hoạt động của mỗi DN. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 9 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định, DN phải “hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh”. Để tuân thủ quy định này và không bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh chưa thuộc phạm vi ngành nghề đã đăng ký thì DN phải tiến hành đăng ký bổ sung ngành, nghề ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    Bên cạnh đó, khi sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2005, các chuyên gia cho rằng, cơ quan soạn thảo cũng phải xem xét đồng thời với dự án sửa đổi Luật Phá sản hiện nay để tạo ra một cơ chế đồng bộ cho việc phá sản, sắp xếp và tái cấu trúc các DN thông qua cơ chế sáp nhập.

    Về dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước vào sản xuất, kinh doanh dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII. Theo đó, dự án Luật gồm 7 Chương, 63 Điều, trong đó đáng chú ý là các quy định về quản lý vốn Nhà nước tại DN.

    Mục tiêu xây dựng dự án Luật này nhằm tạo cơ sở pháp lý cao cho hoạt động đầu tư và quản lý vốn Nhà nước tại DN trên cơ sở kế thừa những quy định dưới luật đã ban hành có liên quan đang thực hiện ổn định và có hiệu quả, bổ sung các quy định nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý đối với DNNN.

    Bên cạnh đó, phân định quyền hạn và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu của DN, đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại DN trong hoạt động đầu tư và quản lý vốn Nhà nước tại DN; xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm và tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với người quản lý DN.

    Luật cũng nhằm khắc phục việc doanh nghiệp sử dụng vốn, tài sản đầu tư vào sản xuất kinh doanh không đúng mục tiêu, chiến lược, đầu tư dàn trải. Tuân thủ nguyên tắc phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo bình đẳng giữa mọi thành phần kinh tế trước pháp luật, thực hiện công khai, minh bạch và giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trong đầu tư và quản lý vốn đã đầu tư của Nhà nước vào DN.

     
    Báo quản trị |  
  • #325781   30/05/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Quốc hội thông qua chương trình làm luật, pháp lệnh khóa XIII

    (Chinhphu.vn) - Theo chương trình làm việc, ngày 30/5, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015; điều chỉnh chương trình xây dựng pháp luật khóa XIII và năm 2014.

    Theo đó, tính tới hết nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Quốc hội sẽ phải tập trung xây dựng các luật quan trọng, đặc biệt là các luật về tổ chức bộ máy để đáp ứng đòi hỏi quản lý xã hội mà Hiến pháp năm 2013 đặt ra.

    Đó là các dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), Luật Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi). Quốc hội cũng tiến hành sửa đổi các Bộ luật: Dân sự, Tố tụng dân sự, Tố tụng hình sự, Luật Trưng cầu ý dân.

    Cũng trong ngày làm việc hô nay, Trưởng Ban công tác đại biểu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thị Nương trình bày Tờ trình dự án Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi), sau đó, Quốc hội sẽ nghe Báo cáo thẩm tra dự án Luật này.

    Chiều cùng ngày, Quốc hội sẽ thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi). Trước đó, vào sáng nay, Quốc hội sẽ nghe Tờ trình về dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi), thảo luận tại Hội trường về dự án Luật Hải quan (sửa đổi).

    Thành Chung

     
    Báo quản trị |