Chào các bạn!
Vấn đề này hiện nay đang có nhiều ý kiến khác nhau, và thực tế nhiều nơi có cách giải quyết khác nhau. Cuộc tranh cãi vẫn chưa đến giai đoạn hạ hồi phân giải.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP thì UBND cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt và chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt.
Điều 16 Nghị định này quy định không được chứng thực bản sao từ bản chính trong những trường hợp sau:
- Bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc giả mạo.
- Bản chính đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc đã bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung.
- Bản chính không được phép phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp luật.
- Đơn, thư và các giấy tờ do cá nhân tự lập không có chứng nhận, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Các giấy tờ, văn bản khác mà pháp luật quy định không được sao.
Bản án không phải là văn bản không được phép phổ biến trên các phương tiện thôn tin đại chúng, cũng không có quy định nào nó là văn bản không được sao.
Vì vậy, theo tinh thần của Nghị định 79 thì UBND cấp xã có đủ thẩm quyền để chứng thực bản sao từ bản chính bản án của Tòa án.
Tuy nhiên, cũng có quan điểm cho rằng UBND cấp xã không có thẩm quyền chứng thực bản án của Tòa án, vì nó là văn bản đặc thù được ban hành theo trình tự tố tụng nên phải tuân theo các quy định của BLTTDS, đó là quy định tại Điều 241 BLTTDS. Do đó, bản án chỉ được cơ quan duy nhất là Tòa án sao từ bản chính dưới hình thức trích lục. Những người theo quan điểm này lập luận rằng Bộ luật có giá trị pháp lý cao hơn Nghị định nên phải áp dụng quy định của Bộ luật chứ không áp dụng quy định của Nghị định.
Ðiều 241. Cấp trích lục bản án, bản án
1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện được Tòa án cấp trích lục bản án.
2. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
Chính vì sự chồng chéo và thiếu rõ ràng như trên nên thực tiễn có những cách giải quyết khác nhau. Đa số các Tòa án đều không chấp nhận bản sao bản án được chứng thực bởi UBND cấp xã vì cho rằng chỉ có Tòa án mới được chứng thực. UBND cấp xã thì có nơi thực hiện việc chứng thực, có nơi từ chối việc chứng thực bản sao bản án. Còn như cơ quan Thi hành án dân sự thì từa xưa đến nay, Chấp hành viên cứ vô tư copy bản án của Tòa án rồi đóng dấu y sao bản chính sử dụng làm hồ sơ thi hành án của họ mà chẳng thấy ai lên tiếng gì.
Thân!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!