Tuyên án tại tòa như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #135118 28/09/2011

    ngocanhtcld

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tuyên án tại tòa như thế nào?

            Chào các anh chị trên diễn đàn!
            
            E là thành viên mới của diễn đàn. E có vài thắc mắc muốn hiểu rõ hơn, mong các anh chị vui lòng trả lời giúp em:
            
            1. Nếu tại tòa, bị cáo bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" - điều 281 Bộ Luật hình sự, không nhận tội thì tòa án có kết tội bị cáo được không? Trường hợp này bị cáo chỉ là nhân viên cơ quan nhà nước, không có chức vụ. Tội bị truy tố liên quan đến công việc bị cáo đảm nhận.
             
            Nếu có thế, A/c giúp em xem: Tòa án, tuyên án dựa trên những căn cứ nào? (Các chứng cứ thu thập trong quá trình điều tra, nhân chứng ... - cụ thể là những yếu tố nào, căn cứ nào để tòa được phép tuyên án?)
           
             2. Trong trường hợp bị cáo không nhận tội, Tòa Sơ thẩm vẫn tuyên: 24 tháng tù giam. Bị cáo kháng cáo thì Tòa phúc thẩm sẽ giải quyết như thế nào? A/c có thể cụ thể cho em các phương án mà Tòa phúc thẩm có thể giải quyết không ah? VD: tuyên y án, hoặc cho hưởng án treo, hoặc trả lại tòa Sơ thẩm xét lại ... hay như thế nào ah?

            E không hiểu về BLTT Hình sự, là người ngoại đạo, mong A/C trên diễn đàn tham gia thảo luận, trả lời giúp em.
     
    7244 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #135223   29/09/2011

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 858 lần
    Moderator

    chào bạn!
    nếu tòa án có đủ bằng chứng để kết tội thì việc bị cáo có nhận tội hay không thì vẫn tuyên án bình thường thôi. về quan niệm chủ thể thì tội phạm tại điều 281 có thể là chủ thể thường mà bạn.
    tùy xem vụ án mà tòa phúc thẩm xẽ có cách giải quyết phù hợp thôi bạn ah. ( phải tìm hiểu vụ việc mới định hướng giải quyết được chứ bạn, chứ ngồi mà dự liệu hết các tình huống có thể xẩy ra thì sức đâu) 
     
    Báo quản trị |  
  • #135262   29/09/2011

    ngocanhtcld
    ngocanhtcld

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


          Cảm ơn bạn garan đã có phản hồi.
          
          Xin lỗi đã không cung cấp đủ thông tin cho bạn: Trường hợp này chứng cứ thật ra chưa rõ ràng, không thống nhất, lời khai các nhân chứng mâu thuẫn... Tóm lại là có hiện tượng, nhưng chứng cứ không đủ thuyết phục. Vì vậy khi xét xử dẫn đến tình trạng suy diễn, đánh giá theo chủ quan.

          Hix, thế nên mình mới hỏi: Tòa dựa trên căn cứ nào để định tội cho bị cáo?. Yêu cầu các chứng cứ ở mức độ như thế nào? Nói 1 cách khác, liệu khi chứng cứ chưa đầy đủ, có thể truy tố bị can ra tòa không?
     
    Báo quản trị |  
  • #135328   29/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Bạn lập một chủ đề với những câu hỏi mà không môt thành viên nào có thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng cả.

    Các thành viên diễn đàn không có hồ sơ vụ án trong tay, làm sao có thể xác định được là chứng cứ đã rõ ràng hay chưa? Có thông nhất với nhau hay là mâu thuẫn? Chứng cứ mà Tòa đã dựa vào đó để tuyên án có đủ sức thuyết phục hay không? Và từ đó thì cũng không thể khẳng định được việc xét xử của Tòa là suy diễn, chủ quan hay là đã đánh giá đúng chứng cứ và thjwc sự đã khách quan.

    Còn với câu hỏi Tòa dựa trên căn cứ nào để định tội?

    Câu trả lời chỉ có thể là dựa vào các chứng cứ đã thu thập, được đánh giá một cách khách quan, toàn diện trên cơ sở vừa phân tích chứng cứ vừa tổng hợp chứng cứ. Và đó là câu tra lời chắc chắn.

    Với câu hỏi yêu cầu các chứng cứ ở mức độ nào?

    Câu trả lời là chứng cứ phải được thu thập một cách hợp pháp, phải phản ánh đúng sự thật khách quan của vụ án và giữa các chứng cứ phải phù hợp với nhau.

    Liệu chứng cứ chưa đầy đủ, có thể truy tố bị cáo ra Tòa hay không?

    Có chứ. Bạn có thể cho rằng nó chưa đầy đủ, nhưng Viện kiểm sát lại cho rằng nó đã đầy đủ, có cơ sở để kết luận bị can phạm tội thì họ sẽ truy tố ra Tòa. Tại phiên tòa nếu giữ nguyên quan điểm thì họ sẽ buộc tội. Còn việc có kết tội được bị cáo hay không, thì đó lại là chuyện của Tòa, chứ không phải chuyện có truy tố hay không.

    Nói chung, những câu hỏi của bạn chỉ có thể trao đổi trên bình diện lý luận. Còn không thể áp dụng cho một vụ án cụ thể thông qua diễn đàn.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #135344   29/09/2011

    ngocanhtcld
    ngocanhtcld

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


              Chào các A/C.
        
        Nói thật là em cũng thấy rất mông lung:
        
         CQĐT điều tra vụ việc: " chứng cứ thật ra chưa rõ ràng, không thống nhất, lời khai các nhân chứng mâu thuẫn... Tóm lại là có hiện tượng, nhưng chứng cứ không đủ thuyết phục"

          Trên cơ sở kết quả điều tra: "Viện kiểm sát lại cho rằng nó đã đầy đủ, có cơ sở để kết luận bị can phạm tội thì họ sẽ truy tố ra Tòa. Tại phiên tòa nếu giữ nguyên quan điểm thì họ sẽ buộc tội".

           Tiếp đến tại Tòa: "Trong trường hợp bị cáo không nhận tội, Tòa Sơ thẩm vẫn tuyên: 24 tháng tù giam".

            Như vậy với chuỗi quan hệ: CQĐT ---> VKS----> Tòa án thì em nghĩ phải có quan hệ ràng buộc. Tuy nhiên mọi thứ lại không rõ ràng. Nếu vậy việc xét xử rất khó thực hiện? Việc ai quyết thì cứ quyết thôi ah?
     
    Báo quản trị |  
  • #135371   29/09/2011

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    ngocanhtcld viết:
             
    Như vậy với chuỗi quan hệ: CQĐT ---> VKS----> Tòa án thì em nghĩ phải có quan hệ ràng buộc. Tuy nhiên mọi thứ lại không rõ ràng. Nếu vậy việc xét xử rất khó thực hiện? Việc ai quyết thì cứ quyết thôi ah?


    Với bất cứ một vụ án hình sự nào, sau khi kết thúc điều tra mà thấy có đủ chứng cứ để xác định có tội phạm thì Cơ quan điều tra sẽ ra bản kết luận điều tra đề nghị Viện kiểm sát truy tố.

    Viện kiểm sát sau khi nghiên cứu hồ sơ mà thấy các chứng cứ đã đầy đủ để chứng minh bị can phạm tội theo kết luận của cơ quan điều tra thì sẽ ra Bản cáo trạng để truy tố bị can ra trước Tòa án.

    Trường hợp xét thấy chứng cứ chưa rõ ràng, không thống nhất, lời khai của những người làm chứng có sự mâu thuẫn chưa được làm rõ, thì VKS sẽ ra quyết định trả hồ sơ cho CQĐT để điều tra bổ sung với lý do thiếu những chứng cứ quan trọng mà VKS không thể tự mình bổ sung được.

    Còn nếu có căn cứ rõ ràng để xác định là không có sự việc phạm tội hoặc hành vi của bị can không cấu thành tội phạm (và nhiều trường hợp khác nữa) thì VKS sẽ ra quyết định đình chỉ vụ án.

    Tương tự như vậy thì sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nếu xét thấy chứng cứ chưa rõ ràng, không thống nhất, lời khai của những người làm chứng có sự mâu thuẫn chưa được làm rõ, thì TA sẽ ra quyết định trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung với lý do cần xem xét thêm những chứng cứ quan trọng mà không thể bổ sung tại phiên tòa được.

    Còn nếu qua nghiên cứu hồ sơ cùng với diễn biến tại phiên tòa mà xét thấy chứng cứ đã được thu thập đầy đủ, những có căn cứ rõ ràng để xác định không có sự việc phạm tội xảy ra, hoặc hành vi mà bị cáo thự hiện không cấu thành tội phạm thì TA sẽ ra bản án tuyên bố bị cáo không phạm tội mà VKS đã truy tố.

    Ngược lại nếu xét thấy có đủ căn cứ kết luận bị cáo đã phạm tội mà VKS đã truy tố thì TA ra bản án tuyên bố bị cáo phạm tội và quyết định hình phạt đối với bị cáo.

    Như vậy thì không phải là việc ai người đó cứ quyết, muốn làm gì thì làm mà đều phải căn cứ vào quy định của pháp luật.

    Còn vụ án cụ thể nào đó mà bạn đang nhắc đến thì thực sự mà nói là không thể trao đổi với bạn được khi không biết hồ sơ cụ thể như thế nào. Nếu quả thật bạn cho rằng việc Tòa án kết tội là thiếu căn cứ chỉ có cách kháng cáo bản án thôi.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    ngocanhtcld (29/09/2011)
  • #135505   29/09/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    #0072bc;">ngocanhtcld hỏi chi tiết quá, chỉ khi có hồ sơ vụ án mới hỗ trợ được!

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #135516   29/09/2011

    ngocanhtcld
    ngocanhtcld

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/09/2011
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 80
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


         
         "Còn vụ án cụ thể nào đó mà bạn đang nhắc đến thì thực sự mà nói là không thể trao đổi với bạn được khi không biết hồ sơ cụ thể như thế nào. Nếu quả thật bạn cho rằng việc Tòa án kết tội là thiếu căn cứ chỉ có cách kháng cáo bản án thôi".

         
    E hỏi vừa để hiểu cũng vừa là để tự phản biện. Thế này mới biết quy định là 1 chuyện, thực tế triển khai thật muôn hình vạn trạng. Một khâu một mắt xích nào đó làm sai (hoặc bị áp lực nào đó buộc thực hiện) có thể gây nhiều oan sai! Cần lắm những con người công tâm thì công lý mới thực thi được, người dân mới có nơi, có chốn để trông chờ, tin tưởng.

          Cảm ơn các anh chị đã trả lời.


    Cập nhật bởi ngocanhtcld ngày 29/09/2011 10:27:09 CH
     
    Báo quản trị |