Tương tự COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ được công bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng

Chủ đề   RSS   
  • #608754 20/02/2024

    phucpham2205
    Top 500
    Lớp 5

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (360)
    Số điểm: 6606
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 137 lần
    SMod

    Tương tự COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ được công bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng

    Tiếp nối COVID-19, bệnh đậu mùa khỉ nay lại có nguy cơ trở thành mối đe dọa cho thế giới và được WHO công bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Hãy cùng tìm hiểu về loại bệnh này qua bài viết sau đây.

    (1) Bệnh đậu mùa khỉ là gì?

    Bệnh đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm từ động vật do vi rút gây ra, tức là bệnh có thể lây truyền từ động vật sang người. Đồng thời cũng có thể lây từ người sang người.

    Trường hợp bệnh đầu tiên ở người được ghi nhận vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Công Gô, kể từ đó bệnh đậu mùa khỉ ở người trở thành bệnh lưu hành ở khu vực Trung Phi và Tây Phi. Tuy nhiên, vào năm 2022, một số quốc gia ngoài Châu Phi đã ghi nhận các trường hợp mắc bệnh, đánh dấu sự bùng phát dịch bệnh trên diện rộng, trong đó có cả Việt Nam. Theo số liệu được ghi nhận bởi Cục Y tế dự phòng, từ đầu tháng 7-2023 Việt Nam liên tục ghi nhận các trường hợp ca bệnh đậu mùa khỉ. Tính đến ngày 31-10, Việt Nam có tổng 56 trường hợp nhiễm bệnh đậu mùa khỉ (Monkey pox), trong đó có 2 ca nhập cảnh vào năm 2022.

    Theo Quyết định số 3044/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã bổ sung bệnh đậu mùa khỉ vào danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B - gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong gồm bệnh do virus Adeno, bệnh do virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS), bạch hầu, cúm, bệnh dại, ho gà, lao phổi, sốt xuất huyết, sốt rét, sởi, bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu…

    (2) Tại sao bệnh đậu mùa khỉ lại được công bố là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng (PHEIC)?

    PHEIC là viết tắt của Public Health Emergency of International Concern là tình trạng khẩn cấp toàn cầu về sức khỏe cộng đồng. PHEIC là mức cảnh báo cao nhất theo Điều lệ Y tế Quốc tế (International Health Regular - IHR) với ba yếu tố như sau:

    - Là sự kiện bất thường

    - Gây rủi ro về sức khỏe cộng đồng cho các quốc gia khác thông qua sự lây lan dịch bệnh toàn cầu.

    - Đòi hỏi phải có đáp ứng phối hợp ở cấp độ toàn cầu. 

    Cách đây không xa, dịch COVID-19 cũng đã từng được tuyên bố là PHEIC. Như đã đề cập trong phần định nghĩa tại mục (1), bệnh đậu mùa khỉ là loại bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra cho nên nó có khả năng lây lan rất nhanh. Thông qua tiếp xúc gần gũi, thường xuyên qua hình thức da kề da giữa người với người như tiếp xúc trực tiếp với nốt mụn đậu khỉ của người bị bệnh hay tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết đường hô hấp trên và các khu vực xung quanh hậu môn, trực tràng hoặc âm đạo của người bệnh,... Ngoài ra, tuy ít khả năng xảy ra hơn so với việc tiếp xúc giữa người với người nhưng việc chạm vào các đồ vật có chứa vi rút đậu mùa khỉ cũng là 01 nguyên nhân dẫn đến mắc bệnh.

    Chính vì tính đột biến, khả năng lây truyền cao, nguy cơ biến chứng nghiêm trọng và ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội và kinh tế mà bệnh đậu mùa khỉ có thể mang lại. Ngày 23 tháng 03 năm 2022, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus - Tổng giám đốc của tổ chức WHO đã tuyên bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế (PHEIC).

    (3) Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ

    Căn cứ theo Quyết định số 2099/QĐ-BYT được ban hành bởi Bộ Y Tế về Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người như sau:

    - Giai đoạn ủ bệnh: Kéo dài từ 6 đến 13 ngày (dao động từ 5 đến 21 ngày). Người nhiễm không có triệu chứng và không lây lan bệnh. 

    - Giai đoạn khởi phát: Kéo dài từ 1 đến 5 ngày. 

    - Triệu chứng chính: sốt và nổi hạch ngoại vi toàn thân. Kèm theo có thể có: đau đầu, mệt mỏi, ớn lạnh, đau họng, đau cơ. Vi rút có thể lây truyền từ giai đoạn này. 

    - Giai đoạn toàn phát: Đặc trưng bởi phát ban trên da, thường xuất hiện sau sốt 1-3 ngày. Vị trí: Phát ban có xu hướng ly tâm, gặp nhiều trên mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân. Cũng có thể xuất hiện ở miệng, mắt, cơ quan sinh dục. 

    - Tiến triển: các vết ban tiến triển tuần tự từ dát (tổn thương nền phẳng) -> sẩn (tổn thương cứng hơi nhô cao) -> mụn nước (chứa dịch trong) -> mụn mủ (chứa dịch vàng) -> đóng vảy khô -> bong tróc và có thể để lại sẹo. Kích thước: Trung bình từ 0,5 - 1cm. 

    - Số lượng: Có thể từ vài nốt đến dày đặc. Trường hợp nặng, các tổn thương có thể liên kết thành mảng lớn. 

    - Giai đoạn hồi phục: Các triệu chứng kéo dài 2-4 tuần rồi tự khỏi. Người bệnh hết triệu chứng, sẹo trên da có thể ảnh hưởng thẩm mỹ nhưng không còn lây lan. 

    - Các thể lâm sàng: 

    + Thể không triệu chứng: Không có triệu chứng lâm sàng nào. 

    + Thể nhẹ: Triệu chứng tự khỏi sau 02 đến 04 tuần mà không cần điều trị đặc hiệu. 

    + Thể nặng: Gặp ở nhóm nguy cơ cao (phụ nữ mang thai, người cao tuổi, trẻ em, người có bệnh nền, suy giảm miễn dịch,...), có thể dẫn đến tử vong từ tuần thứ 02 của bệnh. 

    + Biến chứng: Nhiễm khuẩn da, viêm phổi, viêm não, nhiễm khuẩn huyết.

     
    86 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận