Theo quan điểm của mình: Những Luật nào có tuổi thọ càng ngắn cho thấy Luật đó có vai trò quan trọng, bởi nó điều chỉnh nhiều lĩnh vực và những lĩnh vực này thường rất rộng và thay đổi thường xuyên (như Bộ luật dân sự, Bộ luật hình sự, Luật Đất đai, đặc biệt là các luật về thuế,…). Còn những luật tuổi càng cao cho thấy luật đó ít quan trọng hơn, lĩnh vực điều chỉnh hẹp, ít biến động hơn (như Luật Công đoàn, Luật bầu cử,…).
Luật mà thay đổi thường xuyên cũng là chuyện bình thường, bởi lẻ Luật muốn hoàn chỉnh, ổn định thì ít nhất phải trải qua quá trình hoàn thiện, muốn hoàn thiện thì phải thêm vào bớt ra nên tuổi của Luật thường ngắn. Nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi các quan hệ xã hội Luật điều chỉnh đã dần ổn định thì tuổi của Luật cũng từ đó dài hơn.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận là thực tế hiện nay, công tác xây dựng pháp luật còn tồn tại nhiều hạn chế, dẫn đến Luật mới ban hành đã lỗi thời, thành ra tuổi thọ không lâu, được vài năm là phải sửa đổi, bổ sung rồi ban hành mới.
Tóm lại, tuổi của Luật dù ngắn hay dài thì không là vấn đề, quan trọng là quy định của Luật đó phù hợp với thực tế, điều chỉnh được các mối quan hệ xã hội đang diễn ra từng ngày, từng giờ.
Pháp luật vô hình, tuy không thể thấy nhưng phải biết!