Tục giật cô hồn Rằm tháng 7 bắt nguồn từ đâu? Giật cô hồn có vi phạm pháp luật không?

Chủ đề   RSS   
  • #615368 17/08/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26668
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 550 lần
    SMod

    Tục giật cô hồn Rằm tháng 7 bắt nguồn từ đâu? Giật cô hồn có vi phạm pháp luật không?

    Tục giật cô hồn Rằm tháng 7 từ đâu mà có? Giật cô hồn có vi phạm pháp luật không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

    (1) Tục giật cô hồn Rằm tháng 7 bắt nguồn từ đâu?

    Hiện nay, một số nơi có tục giật cô hồn vào dịp Rằm tháng 7. Theo đó, giật cô hồn là cách nói gọn của cụm từ "giật đồ cúng cô hồn". Tục này bắt nguồn từ nghi thức Vu lan bồn (Lễ Vu lan) trong Phật giáo. Ban đầu chỉ là động tác trẻ em lấy nhanh các đồ cúng và chạy ào đi.

    Theo đó, giật cô hồn dần trở nên phổ biến ở một số địa phương của Trung Quốc, chủ yếu là tại vùng Phúc Kiến, hay còn được biết đến là “cướp cô”. Đây là một phần hội trong lễ hội Vu lan. Khoảng nửa cuối thời nhà Thanh, do sự biến tướng của lễ hội cướp cô khiến nhiều người bị thương, thậm chí đánh nhau gây nhiều vấn đề xã hội nên triều đình đã cấm tổ chức. 

    Nhiều người quan niệm rằng việc giành giật đồ cúng cô hồn như vậy là việc bình thường và nếu ăn được những đồ cúng đó sẽ mang đến sự bình an, may mắn. Thậm chí nhiều người còn tin rằng khi cúng “cô hồn” ngoài đường, có người cướp lộc khi chưa hoặc đang cúng thì gia chủ nên mặc kệ.

    (2) Giật cô hồn có vi phạm pháp luật không?

    Như đã có nêu tại mục (1) thì hiện nay việc giật cô hồn đã trở nên khá phổ biến và vẫn đang được duy trì hằng năm. Mà khi kinh tế càng phát triển thì các món đồ để cúng cô hồn cũng dần có giá trị cao hơn, có thể kể đến như các tờ tiền 500 nghìn đồng, 200 nghìn đồng, heo quay nguyên con,...Có thể thấy, việc giật cô hồn đã dần trở thành nét văn hoá và xét ở góc độ pháp lý thì hành vi này không vi phạm pháp luật. 

    Tuy nhiên, tại đây cũng cần phải lưu ý trường hợp khi gia chủ chưa cúng xong, mới bày, xắp mâm cúng, lễ vật ra để chuẩn bị mà những người tham gia giật cô hồn đã vào giật thì có thể được xem như hành vi cướp giật tài sản và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội cướp giật tài sản tại Điều 171 Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể như sau:

    - Người nào cướp giật tài sản của người khác, thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm, cụ thể:

    + Có tổ chức.

    + Có tính chất chuyên nghiệp.

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng.

    + Dùng thủ đoạn nguy hiểm.

    + Hành hung để tẩu thoát.

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%.

    + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ.

    + Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    + Tái phạm nguy hiểm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm, cụ thể:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 đến dưới 500 triệu đồng.

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

    + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân, cụ thể:

    + Chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên.

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên.

    + Làm chết người.

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng.

    Theo đó, khi giật cô hồn cũng cần phải lưu ý chờ gia chủ đã hoàn thành việc xắp mâm, cúng lễ để tránh trường hợp vi phạm pháp luật và bị xử phạt theo quy định như đã nêu trên.

    (3) Xô xát, ẩu đả trong lúc giật cô hồn bị xử phạt như thế nào?

    Trường hợp trong lúc giật cô hồn dẫn đến xô xát, va chạm mà người nào có hành vi cố ý gây thương tích thì người vi phạm có thể bị xử phạt như sau:

    - Về xử phạt hành chính: Căn cứ điểm a Khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì người vi phạm có thể bị xử phạt từ 05 đến 08 triệu đồng.

    - Về xử lý hình sự: Trường hợp gây thương tích cho người khác với tỷ lệ từ 11% trở lên hoặc dưới 11% và dùng hung khí nguy hiểm hoặc các thủ đoạn khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ Luật hình sự 2015 đã được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi Bộ Luật Hình sự 2017.

    Như vậy, trường hợp trong lúc giật cô hồn mà người tham gia có hành vi, xô xát ẩu đả với người khác thì có thể bị xử phạt theo quy định như đã nêu trên.

     
    697 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận