Tự ý ôm con bỏ đi có ảnh hưởng đến quyền nuôi con sau này không?

Chủ đề   RSS   
  • #564362 02/12/2020

    Diemng2901

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2020
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Tự ý ôm con bỏ đi có ảnh hưởng đến quyền nuôi con sau này không?

    Con với chồng con do mai mối sống đc một thời gian có bé 1 tuổi nhưng con không hạnh phúc. Giờ con tự ý ôm con bỏ đi vậy có ảnh hưởng gì không con có được quyền nuôi con không?

    Cập nhật bởi Diemng2901 ngày 02/12/2020 10:26:59 PM
     
    1987 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Diemng2901 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/12/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #570554   22/04/2021

    quachlinh197
    quachlinh197
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2020
    Tổng số bài viết (259)
    Số điểm: 1970
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 26 lần


    Theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014

    - Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
     
    - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
     
    - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
     
    Như vậy, Tòa án luôn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận giữa cha và mẹ của người con để quyết định ai sẽ là người được nuôi con. Do đó, cha, mẹ của người con có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau đối với con vào thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng hay quan hệ chung sống như vợ chồng.
     
    Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.
     
    Các hành vi sau có thể ảnh hưởng đến quyền được nuôi con của cha mẹ:
     
    - Cha mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
     
    - Cha mẹ phá tán tài sản của con;
     
    - Cha mẹ có lối sống đồi trụy;
     
    - Cha mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
     
    Trên đây là ý kiến cá nhan của minh bạn có thể tham khảo.
     
    Báo quản trị |  
  • #574382   01/08/2021

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 5

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (849)
    Số điểm: 7287
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Vì bạn và chồng vẫn đang trong quan hệ hôn nhân hợp pháp, chưa thực hiện ly hôn, Tòa án vẫn chưa quyết định giao con cho ai nuôi dưỡng nên cả hai người đều có quyền ngang nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, việc bạn chỉ bế con đi, mà không cản trở chồng mình thăm con, đón con thì việc mang con đi không trái quy định của pháp luật.
     
     
    “Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng
     
    1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
     
    …”
     
    Như vậy, pháp luật không cấm việc bạn bế con đi,  mà chỉ cấm hành vi của bạn khi hành vi này cản trở đến quyền chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của chồng mình.
     
    Báo quản trị |