Từ vụ thi thể nạn nhân nữ đeo ba lô có gạch dưới hồ Láng: Giết người giấu xác có bị tăng án không?

Chủ đề   RSS   
  • #611275 07/05/2024

    btrannguyen
    Top 75
    Lớp 12

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:13/03/2024
    Tổng số bài viết (1181)
    Số điểm: 23218
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 495 lần
    SMod

    Từ vụ thi thể nạn nhân nữ đeo ba lô có gạch dưới hồ Láng: Giết người giấu xác có bị tăng án không?

    Vừa qua thông tin phát hiện thi thể nạn nhân nữ đeo ba lô có chứa gạch dưới hồ Láng làm chấn động dư luận. Vậy nếu đây là hành vi giết người giấu xác thì có phải là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

    Thông tin thêm về vụ việc

    Theo Báo Hà Nội Mới đưa tin, khoảng 10h50 sáng 07/5/2024, người dân đi qua khu vực cổng sau Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, ven hồ Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa (Hà Nội), phát hiện dưới mặt hồ nổi lên một phần thi thể người.

    Tổ công tác đã tiến hành đưa nạn nhân lên bờ. Thông tin ban đầu, nạn nhân là nữ (sinh năm 2003; ở phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), sinh viên một trường đại học. Nạn nhân đeo ba lô học sinh, trong ba lô có nhiều gạch.

    Nạn nhân được xác định đã tử vong trước đó nhiều giờ. Nguyên nhân vụ việc đang được điều tra làm rõ.

    Hành vi giấu xác có phải là tình tiết tăng nặng tội giết người không?

    Theo Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

    - Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

    + Phạm tội có tổ chức;

    + Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;

    + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

    + Phạm tội có tính chất côn đồ;

    + Phạm tội vì động cơ đê hèn;

    + Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

    + Phạm tội 02 lần trở lên;

    + Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

    + Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;

    + Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

    + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;

    + Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

    + Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

    + Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

    + Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

    - Các tình tiết đã được Bộ luật hình sự 2015 quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

    Như vậy, hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Theo đó, tùy theo tính chất của hành vi giấu xác sau khi giết người mà nếu hành vi đó được xác định là hành vi xảo quyệt hoặc hung hãn thì đây sẽ là một trong những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

    Nếu phạm nhiều tội thì hình phạt sẽ được quyết định như thế nào?

    Theo Điều 55 Bộ luật hình sự 2015 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội như sau:

    Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

    - Đối với hình phạt chính:

    + Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

    + Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyển đổi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự 2015;

    + Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

    + Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

    + Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

    + Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác;

    - Đối với hình phạt bổ sung:

    + Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật hình sự 2015 quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

    + Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

    Như vậy, việc tổng hợp hình phạt của nhiều tội sẽ thực hiện theo quy định như trên. Theo đó, nếu hình phạt chung thì không được được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn. 

    Ví dụ, hình phạt 1 là 15 năm tù, hình phạt 2 là 20 năm tù, tổng hợp hai hình phạt là 30 năm tù chứ không phải 35 năm tù.

     
    288 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận