Vừa qua một doanh nghiệp dệt may tại Tp. HCM Việt Nam thông báo đệ đơn kiện công ty Amazon Robotics công ty con của Amazon vì dừng đơn hàng đột ngột và đòi bồi thường đến 280 triệu USD.
Từ năm 2014 đến nay Amazon là đối tác lớn đối với doanh nghiệp dệt may này với doanh thu hàng năm lên đến hàng trăm triệu USD. Kể cả trong đọt dịch khi Amazon đạt doanh thu kỷ lục cũng nhờ một phần công sức của doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đã không ngại khó khăn ngày đêm trong đợt dịch bệnh đã đáp ứng các đơn hàng.
Công ty này cho biết có một thỏa thuận lâu dài với Amazon để có thể mua nguyên liệu, điều chỉnh công suất nhà máy và sắp xếp nhân viên nhằm đáp ứng sự tăng trưởng ngày càng mạnh của Amazon trong thời kỳ đại dịch.
Tuy nhiên, vào tháng 4-5 vừa qua, Amazon đã "bất ngờ thay đổi và giảm nhu cầu dự kiến" trong thời gian còn lại của năm 2022-2023. Với tình hình kinh tế thế giới đang đi xuống hầu hết các công ty trên thế giới. Đặc biệt là tại Hoa Kỳ đang bị suy thoái thì việc giảm đơn hàng đột ngột là vấn đề tất yếu xảy ra.
Được biết doanh nghiệp Việt Nam thay vì lựa chọn Tòa án tại Việt nam hay trọng tài thương mại quốc tế để giải quyết tranh chấp thương mại thì lại gửi đơn kiện đến Tòa án thành phố New York của Mỹ.
Vậy trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khởi kiện công ty Amazon tại Hoa Kỳ có được áp dụng quy định Việt Nam và những bất lợi nào khi lựa chọn khởi kiện tại nước ngoài cho doanh nghiệp Việt Nam?
Xác định pháp luật áp dụng tranh chấp có yếu tố nước ngoài
Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn khởi kiện tại Mỹ được xem như là một thiệt thòi so với khởi kiện tại Việt Nam hay trọng tài quốc tế. Tuy nhiên, tùy theo hợp đồng đã giao kết từ trước việc lựa chọn nơi khởi kiện là tùy thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Theo đó tại Điều 664 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cách xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
Theo đó, pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam. Việc khởi kiện tại Hoa Kỳ được xem là hợp pháp bởi vì Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký với nhau về bản hiệp định thương mại.
Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc luật Việt Nam có quy định các bên có quyền lựa chọn thì pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được xác định theo lựa chọn của các bên.
Trường hợp không xác định được pháp luật áp dụng theo các quy định trên thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài đó.
Xác định luật áp dụng giải quyết nội dung tranh chấp
Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế về nội dung là vấn đề pháp lý phức tạp mà Tòa án lẫn trọng tài các nước trên thế giới đều gặp những thách thức và khó khăn trong thực tiễn do nguồn luật áp dụng, tranh chấp liên quan đến nhiều bên, đến từ nhiều quốc gia khác nhau.
Hiện nay, theo các quy tắc của tư pháp quốc tế, việc xác định luật nội dung để giải quyết các tranh chấp thương mại có tính chất quốc tế cũng dựa trên 02 nguyên tắc chính là: (i) Luật do các bên thỏa thuận; (ii) Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì luật áp dụng sẽ do cơ quan tài phán lựa chọn.
(1) Trường hợp các bên có thỏa thuận áp dụng luật
Nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật đó là dựa trên sự đồng thuận về các thỏa thuận của bên trước đó trong hợp đồng đã từng thể hiện rõ khi xảy ra tranh chấp thì bên nào sẽ được ưu tiên áp dụng luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định về vấn đề quyền tự do lựa chọn luật đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, trọng tài áp dụng luật do các bên thỏa thuận.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 cũng thể hiện tinh thần này với quy định: Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng.
Nhìn chung, các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành hoàn toàn phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế.
Nguyên tắc “luật do các bên thỏa thuận” trong lĩnh vực hợp đồng cũng có những hạn chế và ngoại lệ nhất định.
Bởi vì sự tự do ý chí của các bên luôn nằm trong giới hạn của sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật do Nhà nước xây dựng ban hành. Điều này nhằm tạo sự thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam khi sử dụng luật nước ngoài.
(2) Trường hợp các bên không có thỏa thuận áp dụng luật
Trong thực tế nhiều doanh nghiệp không có thỏa thuận áp dụng luật giải quyết tranh chấp trong hợp đồng hoặc luật do các bên thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng, không được công nhận…
Trong trường hợp đó, cơ quan tài phán sẽ xác định luật áp dụng sẽ xác định luật áp dụng để giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Theo đó, một trong những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định luật áp dụng đối với hợp đồng trong trường hợp các bên không thỏa thuận luật áp dụng là nguyên tắc luật có mối liên hệ gắn bó nhất.
Nguyên tắc trên cũng được cụ thể hóa tại khoản 1 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015 về hợp đồng giữa các bên ký kết như sau:
Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015.
Trường hợp các bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.
* Pháp luật của nước sau đây được coi là pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
- Pháp luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng mua bán hàng hóa.
- Pháp luật của nước nơi người cung cấp dịch vụ cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng dịch vụ.
- Pháp luật của nước nơi người nhận quyền cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân đối với hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.
- Pháp luật của nước nơi NLĐ thường xuyên thực hiện công việc đối với hợp đồng lao động. Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau hoặc không xác định được nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng lao động là pháp luật của nước nơi người sử dụng lao động cư trú đối với cá nhân hoặc thành lập đối với pháp nhân.
- Pháp luật của nước nơi người tiêu dùng cư trú đối với hợp đồng tiêu dùng.
** Trường hợp chứng minh được pháp luật của nước khác với pháp luật được nêu tại (*) có mối liên hệ gắn bó hơn với hợp đồng thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước đó.
*** Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của nước nơi có bất động sản.
**** Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
***** Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.
Như vậy, nếu căn cứ theo các quy định nêu trên thì trường hợp doanh nghiệp Việt Nam lựa kiện tại Tòa án New York hoàn toàn hợp lý trường hợp thứ nhất là các bên đã thỏa thuận là sẽ áp dụng luật của Mỹ để giải quyết tranh chấp dựa trên sự thỏa thuận.
Trường hợp thứ hai nếu cả hai doanh nghiệp không lựa chọn áp dụng luật thì sẽ dựa trên yếu tố mối quan hệ gắn bó nhất ở đây nguyên đơn sẽ là Việt Nam thì áp dụng luật Việt Nam hoặc vấn đề tranh chấp xảy ra khi có tác động tiêu cực đến người lao động và tiêu dùng Việt Nam sẽ được ưu tiên áp dụng luật Việt Nam.