Từ vụ giết người tại Quận 7: Thế nào là Giết người có tính chất “Man rợ”?

Chủ đề   RSS   
  • #575715 27/09/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Từ vụ giết người tại Quận 7: Thế nào là Giết người có tính chất “Man rợ”?

    Vụ giết người tại Quận 7 TP. HCM xảy ra hôm 26/9 làm nhiều người không khỏi bàng hoàng. Sau khi hung thủ ra tay, phần đầu của nạn nhân rời hoàn toàn khỏi thân. Trong quy định của Bộ luật Hình sự có nhắc đến khái niệm “tính chất man rợ” đối với hành vi giết người, vậy có thể áp dụng tình tiết đó vào vụ án này hay không?

    Như thế nào là giết người man rợ - Minh họa

    Theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 thì hành vì  giết người “man rợ” là một trong những tình tiết tăng nặng, khung hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

    “Giết người” là hành vi tước đoạt mạng sống của người khác một cách trái pháp luật, khi thực hiện hành vi này, có rất nhiều phương thức để thực hiện tội phạm, tùy vào tính chất, mức độ mà hình phạt nhẹ nhất theo quy định tại Điều 123 BLHS là 7 năm tù trở lên, nặng nhất có thể là tù chung thân.

    Hiện nay, văn bản được tham khảo để giải thích tính “man rợ” của hành vi giết người là Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ năm 1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trong đó:

    “1) Tội giết người (Điều 101)

    a) Một số tình tiết thể hiện tính nguy hiểm cao của tội phạm (ở khoản 1)”

    + Thực hiện tội giết người một cách man rợ (điểm b) như kẻ phạm tội không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội (như: móc mắt, xẻo thịt, moi gan, chặt người ra từng khúc…).”

    Theo đó, thẩm phán sẽ căn cứ vào mức độ tàn bạo, sự mất nhân tính của hành vi giết người để xem xét tính “man rợ”. Theo tâm lý của người bình thường thì những hành động như trên không hề dễ dàng để thực hiện mà chỉ có thể xuất hiện trên phim kinh dị, phim tội phạm,… những hành vi này không những trái với đạo đức, vi phạm pháp luật mà còn gây ảnh hưởng tới dư luận xã hội cũng như an ninh trật tự, gây ra sự sợ hãi trong cộng đồng.

    Thực tiễn xét xử cũng đã coi các hành vi nêu trên là những hành vi có tính chất man rợ, nhưng không phải là thực hiện tội phạm mà là để che giấu tội phạm, là trường hợp “thực hiện tội phạm một cách man rợ”. Ví dụ: sau khi đã giết người, người phạm tội  cắt xác nạn nhân ra nhiều phần đem vứt mỗi nơi một ít để phi tang.

    Đây là vấn đề về lý luận cũng còn nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo chúng tôi nếu coi cả những hành vi có tính chất man rợ nhằm che giấu tội giết người cũng là “thực hiện tội phạm một cách man rợ” thì nên quy định trường hợp phạm tội này là “phạm tội một cách man rợ”, vì phạm tội bao hàm cả hành vi che giấu tội phạm, còn thực hiện tội phạm mới chỉ mô tả những hành vi khách quan và ý thức chủ quan của cấu thành tội giết người.

    Như vậy, kể cả trường hợp nạn nhân trong vụ án ở quận 7 bị chặt đầu khi còn sống hay sau khi giết người hung thủ mới ra tay với thi thể thì đều có thể được coi là hành vi giết người man rợ và nằm ở khung tăng nặng của tội Giết người.

     
    3573 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #575753   28/09/2021

    Theo mình nghĩ, tình tiết “giết người một cách man rợ” có ảnh hưởng khá nhiều từ Bộ luật Hồng Đức – Bộ luật đầu tiên của Việt Nam, trong thời kỳ đó Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nặng nề từ Nho giáo. Những hình phạt ngày xưa được coi là man rợ bởi những hình phạt thắt cổ, chém đầu, tùng xẻo,…khiến người phạm tội đau đớn trước khi chết. Chính từ quan điểm này, có thể suy ra tình tiết “giết người một cách man rợ” trong Bộ luật hình sự 2015.

     
    Báo quản trị |  
  • #576730   31/10/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Tính chất man rợ trong các vụ án giết người rất đa dạng, chung quy lại là “không còn tính người, dùng những thủ đoạn gây đau đớn cao độ, gây khiếp sợ đối với nạn nhân hoặc gây khủng khiếp, rùng rợn trong xã hội”. Tùy từng tình tiết cụ thể của vụ án mà Tòa án xem xét kết luận vụ án giết người có tính chất man rợ hay không.

     
    Báo quản trị |  
  • #576796   31/10/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Theo mình, giết người có tính chất man rợ là ngoài hành vi làm chết người thông thường, hung thủ còn có hành vi bàn bạo sau đó, ví dụ như chặt xác… hoặc cách thức giết người ghê rợn hơn, ác liệt hơn. Thể hiện bạn chết máu lạnh, tàn bạo của mình

     
     
    Báo quản trị |  
  • #576825   31/10/2021

    anhdaong
    anhdaong

    Female
    Sơ sinh

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/05/2021
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 444
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 5 lần


    Hiện nay, tội phạm ngày càng nguy hiểm, hung hăng và có thể nói là man rợ hơn. Chỉ những xích mích xảy ra trong cuộc sống hằng ngày cũng có thể trở thành động cơ giết người, pháp luật cần cứng rắn hơn để giảm thiểu những vụ án đáng tiếc xảy ra

     
    Báo quản trị |  
  • #578067   17/12/2021

    Tính man rợ cũng khó mà định nghĩa rõ là thế nào man rợ.  Tùy vào tình huống, vào từng quan điểm của mỗi người để xác định đâu là tình huống có tinh man rợ. Nhưng cũng nên có quy chuẩn nhất định để thuận lợi trong việc xác định và định tội. 

     
    Báo quản trị |  
  • #578288   24/12/2021

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Từ vụ giết người tại Quận 7: Thế nào là Giết người có tính chất “Man rợ”?

    Theo quan điểm của mình thì cứ giết người là đã man rợ rồi, dù cho giết người vì bất cứ hành vi nào. Cũng là con người với nhau mà có thể có hành vi giết đồng loại của mình thì không hiểu nhân tính của người đó ở đâu.

     
    Báo quản trị |