Chào bạn!
Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư Hà Nội trả lời bạn như sau.
Theo quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì người bị tấn công có thể giết chết kẻ tấn công đó mà không phạm tội gì - Phòng vệ chính đáng.
Nếu việc tấn công đó nguy hại đến tính mạng của người khác. Người phòng vệ không giết kẻ đó thì kẻ đó sẽ giết mình hoặc giết người khác. Pháp luật cho phép công dân được tự vệ để bảo vệ sức khỏe, tính mạng.. của mình và của người khác. Nhưng bạn lưu ý là phải "chống trả một cách cần thiết". Nếu vượt quá mức cần thiết gây thiệt hại tính mạng, sức khỏe của người khác thì vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật: Vì dụ: Khi họ không tấn công, uy hiếp ta nữa mà ta lại tấn công trở lại gây thương tích cho người ta hoặc họ dùng hung khí, có hành vi chưa tới mức uy hiếp tính mạng của ta nhưng ta lại cầm dao đâm chết họ (quá mức cần thiết)... Khi cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết hậu quả sự việc thì phải kết luận là hành vi "phòng vệ" như vậy là đúng đắn, cần thiết. Hành vi đó đã chặn đứng được hành vi trái pháp luật của đối tượng. Hành vi đó là cần thiết và tất yếu. Nếu không có hành vi đó thì tính mạng, sức khỏe của người khác tất yếu sẽ bị xâm hại, thiệt hại có thể bằng hoặc lớn hơn mức thiệt hại mà đối tượng đang phải gánh chịu...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì mọi công dân đều được phép tự vệ, phòng vệ để bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người khác trong khuôn khổ pháp luật cho phép. Không phải mọi hành vi đánh người, giết người nào cũng là hành vi trái pháp luật.
Bạn tham khảo quy định sau đây của bộ luật hình sự:
"Điều 15. Phòng vệ chính đáng
-
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
-
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 16. Tình thế cấp thiết
-
Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.
Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
-
Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràng vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịu trách nhiệm hình sự.
Điều 96. Tội giết người do vựơt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
-
Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
-
Giết nhiều người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm.
Điều 106. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng
-
Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên hoặc dẫn đến chết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
-
Phạm tội đối với nhiều người thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm.
".
Như vậy, nếu tấn công trả lại gây thiệt hại tới tính mạng, sức khỏe của người khác mà "chính đáng" - chống trả lại ở mức độ cần thiết (tất yếu)thì sẽ không phạm tội.
Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn
Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.
- Điện thoại/Fax:0437.327.407
-Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- https://www.facebook.com/luatsuchinhphap
I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:
Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:
1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;
2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...
3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.
4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...
5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.
II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):
1. Hình thức tư vấn miễn phí:
Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:
- Điện thoại: 0977.999.896
- Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com
- Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn
- Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn
- https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai
2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật
III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:
Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.
Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.