Tư vấn về người nước ngoài làm đại diện pháp nhân

Chủ đề   RSS   
  • #400451 24/09/2015

    ngobinh1990

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/09/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tư vấn về người nước ngoài làm đại diện pháp nhân

    Xin chào!

    Hiện nay em có một anh bạn người Trung Quốc là giám đốc của một cty TNHH bên TQ và bạn đó muốn mở một văn văn phòng tại Hà Nội có chức năng xuất nhập khẩu hàng hóa từ TQ sang VN. Cho em hỏi là bạn TQ đó có thể đứng tên làm người đại diện pháp nhân không và cần có những điều kiện gì ?

    em xin cảm ơn!

     
    3024 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #444948   07/01/2017

    clevietkimlaw4
    clevietkimlaw4
    Top 500
    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2016
    Tổng số bài viết (153)
    Số điểm: 876
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 28 lần


    Chào bạn!

    Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, tôi xin có một số góp ý  về vấn đề của bạn như sau.

    Đầu tiên, người bạn Trung Quốc của bạn phải được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam.

    Điều kiện để được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam như sau:

    -          Trên 18 tuổi, có đủ năng lực hành vi dân sự - Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

    -          Là nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc chuyên gia.

    -           Không có tiền án về tội vi phạm an ninh quốc gia; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

    Nếu người bạn Trung Quốc của bạn đáp ứng đầy đủ yêu cầu trên thì có thể tiến hành xin cấp giấy phép lao động tại Sở Lao động thương binh và xã hội nơi mà người bạn đó dự kiến làm việc.

    Thứ hai, do người bạn Trung Quốc của bạn muốn mở một văn phòng đại diện nên người bạn đó phải không thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định tại khoản 2, điều 18, Luật Doanh nghiệp 2014:

    “2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:

    a) Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

    b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;

    c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp;

    d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

    đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

    e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tù, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Tòa án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.

    Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.”

    Thứ ba, theo quy định tại khoản 3, điều 13, Luật Doanh nghiệp 2014:

    “3. Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.”

    Như vậy, nếu người bạn Trung Quốc của bạn muốn trở thành người đại diện theo pháp luật của văn phòng mà anh ta định mở thì anh ta phải cư trú ở Việt Nam trong suốt quá trình anh ta đứng tên làm người đại diện pháp nhân. Tức là, anh ta phải hiện diện ở trên lãnh thổ Việt Nam, có nơi ở thường xuyên, có “thẻ thường trú” hoặc “thẻ tạm trú” do Bộ Công An cấp. Nếu anh ta xuất cảnh khỏi Việt Nam thì phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

    Trên đây là một số góp ý của tôi cho vấn đề của bạn. Nếu còn thắc mắc bạn có thể phản hồi lại hoặc liên hệ với luật sư để được giải đáp.

    Trân trọng! 

    Chuyên viên tư vấn Ninh Thị Hải Thanh

    Cập nhật bởi clevietkimlaw4 ngày 08/01/2017 11:28:54 SA Cập nhật bởi clevietkimlaw4 ngày 07/01/2017 05:26:56 CH

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn clevietkimlaw4 vì bài viết hữu ích
    luongbienhoa (07/01/2017)
  • #445187   12/01/2017

    giaphattran
    giaphattran
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/10/2015
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 901
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 15 lần


    Luật Gia Phát xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    Theo như thông tin bạn đưa ra, chúng tôi hiểu được rằng anh bạn người Trung Quốc của bạn đang là giám đốc của một thương nhân nước ngoài, muốn mở một văn phòng đại diện của thương nhân tại Hà Nội. Bạn muốn hỏi xem anh bạn này có thể đứng tên làm người đứng đầu văn phòng đại diện này không? Cần những điều kiện gì?

    Theo quy định pháp luật hiện hành, để làm người đứng đầu văn phòng đại diện thì anh bạn người Trung Quốc đó phải đáp ứng hai điều kiện sau:

    Thứ nhất, về điều kiện đối với người đứng đầu Văn phòng đại diện

    Người đứng đầu Văn phòng đại diện của một thương nhân nước ngoài không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:

    - Người đứng đầu Chi nhánh của cùng một thương nhân nước ngoài;

    - Người đứng đầu Chi nhánh của thương nhân nước ngoài khác;

    - Người đại diện theo pháp luật của thương nhân nước ngoài đó hoặc thương nhân nước ngoài khác;

    - Người đại diện theo pháp luật của tổ chức kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam.

    Thứ hai, về điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam

    Người lao động nước ngoài phải thỏa mãn các điều kiện sau:

    + Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    + Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

    + Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

    + Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

    Trên đây là tư vấn của Luật Gia Phát đới với câu hỏi của bạn. Trường hợp còn bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp kịp thời.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |