Tư vấn quyền nuôi con

Chủ đề   RSS   
  • #464391 14/08/2017

    liangli

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Tư vấn quyền nuôi con

    Kính chào Đoàn luật sư:

    Tôi có cậu em họ kết hôn, 2 vợ chồng có chung 1 bé gái nay đã được 6 tuổi, hiện vợ chồng đã ly hôn được 4 năm. Lúc trước em họ tôi không đồng ý ly hôn, bên phía vợ hẹn ra tòa nhưng em họ tôi không tham dự tòa, sau đó bên phía vợ cùng người nhà của họ đã đến trực tiếp nhà em tôi và mang theo đơn ly hôn đã được họ chuẩn bị sẵn bắt ép em tôi phải ký vào đơn, em tôi không còn cách nào khác đã ký đơn, trong đơn ly hôn lúc đó hoàn toàn không yêu cầu việc cấp dưỡng nuôi bé. 

    Đến nay, người vợ đã tái hôn và có 1 đứa con với người đàn ông khác. Bên gia đình em tôi muốn gặp thăm bé thì người vợ nhất quyết không cho gặp với lý do vì không cấp dưỡng nên không cho gặp bé. Nay, em tôi xét thấy người vợ đã có gia đình riêng, còn em tôi vẫn đang độc thân, em tôi lo lắng đến cuộc sống vật chất và đặc biệt là tinh thần nếu để bé sống cùng cha dượng, nên rất muốn nhận bé về nuôi.

    Vậy kính hỏi Luật sư giờ em tôi muốn nhận lại bé về nuôi thì phải làm thế nào, và cần chuẩn bị những thủ tục, giấy tờ gì? Và khả năng thành công sẽ được bao nhiêu %?

    Kính mong Đoàn Luật sư tư vấn và giúp đỡ để em tôi có thể nhận con gái về nuôi dưỡng, bảo đảm cho bé có cuộc sống vật chất và tinh thần tốt nhất. 

    Xin chân thành cảm ơn!

    674689

     
    5746 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #464666   15/08/2017

    haphuong1996
    haphuong1996

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/07/2017
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Trong trường hợp của bạn tôi có một số ý kiến như sau:

    Thứ nhất, Tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

    “Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    […]2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.[…]

    Về nguyên tắc, việc nuôi con khi ly hôn trước hết do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết, con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi mọi mặt cho con, Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao con cho ai nuôi dưỡng:

    -  Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

    - Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.”

    Trường hợp của bạn, con đang được bên mẹ chăm sóc và nuôi dưỡng.

    Thứ hai, về cấp dưỡng cho con sau ly hôn

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con”

    Như vậy kể cả trong đơn li hôn không nói gì đến phần cấp dưỡng cho con thì bạn vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của bạn.

    Về mức cấp dưỡng, theo quy định thì trước hết sẽ do hai bên thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố cần thiết để quyết định mức cấp dưỡng sao cho phù hợp với khả năng và nhu cầu thiết yếu của các bên.

    Tuy nhiên tại khoản 3 điều 82  và điều 83 luật hôn nhân- gia đình 2014 có quy định:

    “3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.[…]”

    Điều 83: quyền và nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con với người không trực tiếp nuôi con.

    “1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

    2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”

    Do đó việc vợ cũ của bạn không cho bạn gặp con với lí do trên là không đúng.

    Vợ cũ của bạn có thể yêu cầu bạn cấp dưỡng cho con bạn.

    Thứ ba, nếu bạn muốn thay đổi về người trực tiếp nuôi con.

    Theo quy định tại điều 84 luật hôn nhân – gia đình 2014:

    “1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.[…]

    Vì vậy,  nếu bạn muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con thì bạn và vợ bạn phải có thỏa thuận với nhau về việc đó hoặc bạn phải chứng minh được vợ của bạn không còn đủ khả năng, điều kiện để trực tiếp trông nôm, chăm sóc con bạn nữa, hoặc khi con bạn đủ 7 tuổi thì có thể xem xét nguyện vọng của con bạn muốn ở với ai.

    Để yêu cầu tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con, bạn cần nộp đơn nêu rõ nhu cầu muốn giành quyền nuôi con với các lý do chứng minh người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con để chứng minh người vợ không đủ khả năng nuôi con thì có thể chứng minh sau khi lấy người khác người vợ đó bỏ bê việc chăm sóc , nuôi dưỡng , giáo dục con( cho dù có đủ nguồn tài chính) hay việc con bạn bị bạo hành về việc này bạn có thể hỏi ý kiến của hàng xóm xung quanh để làm nhân chứng có những việc đó ( nếu có)

    Hồ sơ kèm theo đơn khởi kiện gồm:

    - Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ;

    - Các giấy tờ chứng minh về nhân thân người khởi kiện, người bị kiện (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy tờ xác nhận nơi cư trú…)

    - Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật về việc ly hôn;

    - Giấy khai sinh của con;

    - Bản kê các tài  liệu nộp kèm đơn khởi kiện (có ghi rõ số lượng bản gốc, bản sao)

    Thẩm quyền giải quyết:

    Bạn có thể gửi đơn tới toà án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn đang cư trú.

    Trên đây là một số ý kiến của tôi bạn có thể tham khảo.

     [ Vũ Thị Hà Phương] Công ty luật Việt Kim ( www.vietkimlaw.com)

    M: (+ 84-4 ) 899.888

    E: luatvietkim.@gmail.com

    Ad: tầng 5 tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, Hà Nội.

    Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ lại, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haphuong1996 vì bài viết hữu ích
    liangli (23/08/2017)
  • #465287   23/08/2017

    liangli
    liangli

    Female
    Sơ sinh

    Quảng Nam, Việt Nam
    Tham gia:08/04/2015
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 270
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi đã nhận được sự tư vấn của Quý luật sư, xin chân thành cảm ơn!

    Chúc Luật sư sức khỏe, sự nghiệp thuận lợi và thành công.

    674689

     
    Báo quản trị |  
  • #465723   26/08/2017

    minhlong3110
    minhlong3110
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/03/2014
    Tổng số bài viết (249)
    Số điểm: 4125
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 158 lần


    Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ở Điều 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

    1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

    2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Về việc nuôi con sau ly hôn, Tòa án phải căn cứ vào quyền lợi, sự phát triển về mọi mặt và hướng tới tương lai tốt đẹp của người con để quyết định vợ hoặc chồng sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

    1. Quyền trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc nuôi dưỡng và giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Như vậy, quyền trực tiếp nuôi con:

    – Về nguyên tắc, các bên đương sự (vợ, chồng) có thể tự thỏa thuận với nhau về việc người nào sẽ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn và Tòa án sẽ ghi nhận thỏa thuận này trong bản án.

    – Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được việc nuôi con thì Tòa án sẽ quyết định giao quyền trực tiếp nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng. Khi xem xét ai sẽ là người sẽ trực tiếp nuôi con sau ly hôn, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố với mục đích tìm được người phù hợp để có thể chăm sóc, nuôi dưỡng và đáp ứng một cách tốt nhất cho sự phát triển của đứa trẻ. Trên thực tếTòa án sẽ dựa trên 3 yếu tố sau:

    + Điều kiện về vật chất, bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ.

    Nhà ở, điều kiện vật chất, thu thập của người vợ hoặc chồng sẽ là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn.

    + Điều kiện về tinh thần, bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; sự yêu thương, tình cảm đối với con từ trước đến nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.

    Những “thói hư, tật xấu”, thời gian hạn chế sẽ là một yếu tố gây trở ngại trong việc giành quyền trực tiếp nuôi con.

    + Nguyện vọng của con: Là việc người con mong muốn được sống với ai (trong trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên).

    – Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì sẽ xem xét đến 3 yếu tố về điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần và nguyện vọng của con nêu trên.

    – Trường hợp con dưới 7 tuổi thì sẽ xem xét đến 2 yếu tố về điều kiện vật chất và điều kiện tinh thần nêu trên.

    – Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Đây là một quyền ưu tiên cho người mẹ, vì trong giai đoạn dưới 36 tháng tuổi trẻ con rất cần sự chăm sóc, nuôi dưỡng của người mẹ, thiếu vắng sự chăm sóc của người mẹ sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bình thường của đứa trẻ.

    Tuy nhiên, quy định không phải mọi trường hợp đều giao cho người mẹ chăm sóc; trong trường hợp người mẹ không đủ khả năng, điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi nấng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác thì Tòa án vẫn sẽ có quyết định khác nhằm phù hợp với lợi ích của con.

    2. Quyền chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

     Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con, như sau:

    – Có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    – Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con:

    Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng con đến khi trưởng thành.

    – Sau khi ly hôn, có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng lợi dụng việc thăm gặp con để gây cản trở hoặc có những ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi nấng, giáo dục con hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Người đang làm, trời đang nhìn, pháp luật đang điều chỉnh

     
    Báo quản trị |  
  • #483378   26/01/2018

    Giaphat.lawF
    Giaphat.lawF
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2016
    Tổng số bài viết (302)
    Số điểm: 1654
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 58 lần


    chào bạn 

    theo thông tin bạn cung cấp, mình xin được tư vấn như sau:

     Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con, như sau:

    – Có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi
    – Có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con:
    Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi) hoặc đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng (mức cấp dưỡng tùy theo điều kiện kinh tế hoặc theo thỏa thuận) để người kia chăm sóc, nuôi dưỡng con đến khi trưởng thành.
    – Sau khi ly hôn, có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
    Cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng lợi dụng việc thăm gặp con để gây cản trở hoặc có những ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi nấng, giáo dục con hoặc ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
     
    Trong trường hợp bạn muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

     

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi on không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    - Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    - Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

    - Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    a) Người thân thích;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ"

     

     
    Báo quản trị |