Chào bạn! luật sư Nguyễn Thạch Thảo xin chia sẻ với những vấn đề bạn vừa trình bày, sau đây là một nội dung tư vấn cho bạn như sau:
1 Nếu ly dị thì cho cháu xin hỏi, người phụ nữ kia và con của bã có liên quan đến vấn đề của ba mẹ cháu hay không? Việt Nam là nước công nhận một vợ một chồng, nếu mẹ cháu dựa vào điểm ba cháu ngoại tình trong đơn ly hôn có nhận được lợi thế gì không?
Trả lời: Trong trường hợp bố và mẹ bạn ly dị thì người phụ nữ kia và đứa con của " bã" là cơ sở để chứng minh cho tòa án biết rằng đó là nguyên nhân dẫn đến cuộc ly hôn này và đó cũng là một trong những căn cứ để tòa án có thể xem xét và quyết định cho ba mẹ bạn được ly hôn.
2 - Như cháu nói, gia đình cháu bây giờ có tài sản để làm ăn, cũng nhờ vào công sức mười mấy năm nay của mẹ cháu. Tuy nhiên để chứng minh thì mình phải cần những thứ gì? Cháu được biết là chỉ có mình mẹ cháu đứng ra vay mượn của chủ nợ, và nếu được những người này có thể làm chứng được cho mẹ không? Tuy nhiên vay bên ngân hàng thì có cả chữ ký của 2 vợ chồng.
- Về vấn đề phân chia tài sản khi ly hôn, như đã nói tài sản có nhưng nợ cũng nhiều, nếu kê khai tài sản ra, tuy nhiên để đủ tính pháp lý thì phải cần ai và khai ở đâu và đánh giá như thế nào? Kể cả kê khai những món nợ, nợ ngân hàng không nói nhưng có những món nợ như tiền hụi và tiền mượn nợ ở ngoài nữa, những cái này phải chăng chỉ cần giấy mượn nợ viết tay và có sự làm chứng của chủ nợ và mẹ cháu? Hay phải chứng minh số tiền đó dùng vào việc gì thì mới đủ căn cứ.
Trả lời: Việc mẹ cháu là người đứng ra vay mượn của chủ nợ nhưng việc mượn nợ này là trong thời kỳ hôn nhân và mục đích của mẹ bạn là nhằm mục đích xây nhà, mua xe kinh doanh... chủ yếu là dùng trong công việc làm ăn của gia đình nên đây vẫn được xem là nợ chung của ba và mẹ bạn. Khi ly hôn thì khỏan nợ này cũng được tính vào là nợ chung để mỗi người phải chịu phân nữa. Đối với những khỏan nợ bên ngoài chỉ cần mẹ bạn chứng minh bằng gấy vay mượn nợ bằng viết tay là đủ, nghĩa vụ của mẹ bạn sẽ phải chứng minh cho ba bạn biết đã dùng số tiền mượn nợ đó vào việc gì.
- Nếu không thoả thuận được vấn đề chia tài sản, tuy nhiên mẹ cháu lại không muốn bán tài sản vì như thê sẽ không có cơ sở để làm ăn, mẹ cháu muốn dựa vào bản kê khai tài sản, so sánh số nợ và số tài sản hiện có và như thế toà án có thể dựa vào đó để chia trách nhiệm để trả những món nợ. Tuy nhiên vì chủ nợ chỉ tin tưởng vào mỗi mẹ cháu thôi, nên có thể nào mẹ cháu yêu cầu nhận số tài sản và chịu trách nhiệm để trả món nợ trên số tài sản đó không? hay cách phân chia là như thế nào?
Trả lời: Về việc phân chia tài sản khi ly hôn sẽ có nguyên tắc sau:
1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.
- 7 chị em cháu chọn đi theo với mẹ. Công sức mẹ cháu bỏ ra thì có được tính trong trường hợp này không? vì tài sản phần lớn là đứng tên dưới tên ba cháu?
Trả lời: Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.
2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.
Thân chào.
LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO
ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM ( Cách Ngã 6 Gò Vấp 100m. Hẽm đầu tiên bên phải)
ĐTDĐ: 0989046966
ĐTVP: (08).38940903
EMAIL: lsthachthao@yahoo.com
TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP TẠI VP HOẶC QUA ĐIỆN THOẠI THƯỜNG XUYÊN : Từ Thứ 2 - Chủ nhật vào lúc: 08h - 21h mỗi ngày
1. Email: lsthachthao@yahoo.com.
2. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0989 046 966