Tư vấn kinh doanh vật tư nông nghiệp

Chủ đề   RSS   
  • #355579 11/11/2014

    gioim91

    Male
    Sơ sinh

    Yên Bái, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2012
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Tư vấn kinh doanh vật tư nông nghiệp

    Tôi đang nghiên cứu về kinh doanh vật tư nông nghiệp. Mong luật sư giải quyết những thắc mắc của tôi về kinh doanh vật tư nông nghiệp:
    -Chủ thê nào được phép kinh 
    doanh vật tư nông nghiệp(văn bản quy đinh)
    - Kinh doanh vật tư nông nghiệp co bắt buộc thành lập doanh nghiệp không )
    - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có được kinh doanh không
    - Điều kiện về vốn, cở sơ vật chất, chứng chỉ nhân lực, môi trường, loại vật tư nông nghiệp.( văn bản quy đinh
    - Công tác kiểm tra kinh doanh vật tư nông nghiệp
    - xử lý vi phạm trong kinh doanh ( văn bản quy định)
    - Quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh.

    gioim91

     
    4374 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #445131   11/01/2017

    clevietkimlaw4
    clevietkimlaw4
    Top 500
    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2016
    Tổng số bài viết (153)
    Số điểm: 876
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 28 lần


    Chào bạn,

    Đối với những thắc mắc của bạn, tôi xin có một vài góp ý như sau:

    Thứ nhất, về chủ thể được phép kinh doanh vật tư nông nghiệp. Căn cứ theo khoản 1 điều 2 Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT Quy định việc kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm:

    Điều 2. Đối tượng áp dụng

    1. Cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.”

    Và theo khoản 3 điều 3 nghị định này thì Cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp:” là nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, dịch vụ vận chuyển hoặc buôn bán vật tư nông nghiệp.”

    Theo đó, Chủ thể kinh doanh vật tư nông nghiệp là nơi thực hiện các hoạt động giới thiệu, dịch vụ bảo quản, vận chuyển hoặc buôn bán vật tư nông nghiệp có giấy phép kinh doanh. Vì vậy, kinh doanh vật tư nông nghiệp cần phải có giấy phép đăng kí kinh doanh nhưng không nhất thiết phải thành lập doanh nghiệp ( ví dụ trường hợp đăng kí hộ kinh doanh).

    Trong thông tư quy định đối tượng kinh doanh vật tư không quy định cấm doanh nghiệp có vốn nước ngoài kinh doanh, mà chỉ yêu cầu doanh nghiệp có giấy phép đăng kí kinh doanh và đáp ứng đủ các điều kiện tối thiểu được đưa ra. Vì vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài , hộ kinh doanh, doan nghiệp trong nước, đều có thể được phép kinh doanh vật tư nông nghiệp.

    Thứ 2, về công tác kiểm tra kinh doanh vật tư nông nghiệp, được căn cứ theo điều 7 nghị định này có quy định về nội dung và phương pháp kiểm tra:

    “1. Nội dung kiểm tra:

    a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị;

    b) Nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh và quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm;

    c) Chương trình quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm; tiêu chuẩn, quy chuẩn và ghi nhãn hàng hóa đang áp dụng;

    d) Lấy mẫu kiểm nghiệm: Việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện khi nghi ngờ sản phẩm không bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; tập trung lấy mẫu kiểm nghiệm đối với cơ sở có dự kiến kết quả xếp loại C. Việc chỉ định chỉ tiêu phân tích dựa trên đánh giá nguy cơ về chất lượng, an toàn thực phẩm và tập trung vào nội dung kiểm tra đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng, ATTP không đạt yêu cầu theo quy định. Việc lấy mẫu, phân tích mẫu phải thực hiện theo đúng quy định hiện hành.

    2. Phương pháp kiểm tra: Gồm kiểm tra hiện trạng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn nhân lực tham gia sản xuất, kinh doanh; kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn các đối tượng có liên quan; lấy mẫu khi cần thiết.”

    Ngoài điều 7, bạn tham khảo thêm điều 4,5,6,8,9,13,14,15,16 nghị định này để tìm hiểu rõ hơn về công tác  kiểm tra.

    Thứ 3, về xử lí vi phạm trong kinh doanh được căn cứ theo điều 17 nghị định này:

    Điều 17. Xử lý kết quả kiểm tra

    Sau khi thẩm tra biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra (có thể tiến hành thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần), trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thực hiện như sau:

    1. Trường hợp kiểm tra, xếp loại:

    a) Công nhận và thông báo kết quả kiểm tra cho các cơ sở được xếp loại A hoặc B. Đối với cơ sở có nhiều nhóm ngành hàng, tần suất kiểm tra định kỳ được xác định theo nhóm ngành hàng có mức xếp loại thấp nhất.

    b) Thông báo cho cơ sở được xếp loại C kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại cho thấy cơ sở không khắc phục sai lỗi, tiếp tục được xếp loại C, cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.

    2. Trường hợp kiểm tra định kỳ, đột xuất:

    a) Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suấtkiểm tra áp dụng trong thời gian tới.

    b) Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo cho cơ sở kèm theo yêu cầu khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu kết quả kiểm tra lại cho thấy cơ sở không khắc phục sai lỗi, tiếp tục được xếp loại C, cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan có thẩm quyền đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.

    3. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản được xếp loại A hoặc loại B theo quy định tại Điều 18 Thông tư này.

    4. Nếu kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm tra kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời công khai kết quả phân tích mẫu.

    5. Cơ quan kiểm tra không công nhận cơ sở được xếp loại A hoặc B đối với cơ sở có kết quả kiểm nghiệm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm. Việc xem xét công nhận kết quả xếp loại A hoặc B được thực hiện sau khi cơ sở điều tra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục; được cơ quan kiểm tra thẩm tra đạt yêu cầu.

    6. Cơ quan kiểm tra thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng cơ sở đủ điều kiện và cơ sở chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.”

    Thứ 3, về quyền và nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh được quy định tại điều 24 nghị định này

    “1. Bố trí người có đủ thẩm quyền đại diện cho cơ sở để làm việc với Đoàn kiểm tra.

    2. Tạo điều kiện cho Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, lấy mẫu tại hiện trường; cung cấp đầy đủ thông tin, mẫu vật, hồ sơ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.

    3. Khắc phục đầy đủ sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra và gửi báo cáo bằng văn bản về Cơ quan kiểm tra theo đúng thời hạn nêu trong biên bản kiểm tra.

    4. Niêm yết công khai biên bản kiểm tra tại cơ sở sản xuất.

    5. Nộp phí, lệ phí kiểm tra, chứng nhận theo quy định.

    6. Thu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.

    7. Được quyền khiếu nại với Cơ quan kiểm tra trong trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra.

    8. Thông báo cho cơ quan kiểm tra trong trường hợp dừng sản xuất, kinh doanh, giải thể, thay đổi địa điểm sản xuất, thay đổi điều kiện sản xuất hoặc thay đổi chủ sở hữu.”

    Thứ  tư, các điều kiện về vốn, cơ sở vật chất, chứng chỉ nhân lực, môi người, loại vật tư nông nghiệp, vì kinh doanh vật tư nông nghiệp bao gồm rất nhiều hoạt động như vận chuyển, buôn bán các loại vật tư ( gồm phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật,...) mỗi loại đều có những quy định cụ thể riêng về điều kiện kinh doanh, yêu cầu chứng chỉ... Nên dựa trên mà bạn cung cấp, tôi chưa thể đưa ra được góp ý cụ thể vì chưa biết bạn kinh doanh loại hình nào và mặt hàng nào. Bạn cần cung cấp thêm thông tin để được tư vấn cụ thể hơn.

    Hy vọng những góp ý trên của tôi sẽ giúp ích được cho bạn. Nếu có thắc gì thêm, vui lòng liên hệ để được tư vấn chi tiết  hơn.

    Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Minh Trang

    BỘ PHẬN TƯ VẤN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP - ĐẦU TƯ | CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM

    M: (+84-4) 32.123.124; (+84-4) 32.899.888 - E: cle.vietkimlaw@gmail.com; luatvietkim@gmail.com - W: www.vietkimlaw.com

    Ad: Trụ sở chính - Tầng 5, Tòa nhà SHB, 34 Giang Văn Minh, Ba Đình, HN | VPGD - Tầng 5, Nhà C, 236 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, HN.

     
    Báo quản trị |