Từ Văn hóa giao thông tới Pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #471599 20/10/2017

    LegalSMI

    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2017
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 1174
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 4 lần


    Từ Văn hóa giao thông tới Pháp luật

    Số là vầy: sáng nay trên đường đi làm đến chỗ gần đường Hiệp Bình, trong lúc kẹt xe nhẹ riêng phần đường phía bên này chỉ có đúng 03 làn đường thôi mà xe con đã chiếm mất 02 làn, còn lại 01 làn là xe buýt, vỉa hè thì một đoàn xe ngược chiều nữa. Mình không biết chạy chỗ nào luôn, thế là theo đuôi chiếc xe buýt mà hem nhớ số mấy nữa. Chuyện cũng không có gì, nếu như không có tuyến xe buýt số 19 lao tới bóp kèn inh ỏi, khiến mình giật mình và hoảng loạn thì đâu có câu chuyện này. Mình đang tìm hướng chạy vào lề, ai dè chiếc xe buýt số 19 lao tới bóp kèn tới tấp chưa kịp định hướng nữa, đến khi vào được lề thì tài xế mở cửa ló đầu ra chưởi bới và còn bảo “ mày có tin tao cán mày không” nữa.

    Kết quả hình ảnh cho hình ảnh xe buýt số 19 hcm

         Xét về phương diện ngôn từ,  việc chưởi bới đó có phần xúc phạm đến mình, nhưng chưa đến nỗi phải đến mức nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của mình với tính chất là hạ thấp nhân cách, đồng thời làm cho mình cảm thấy xấu hổ và nhục nhã trước mặt người khác; mặc dù lúc đó cũng có nhiều người chú ý. Vì vậy, chưa thể quy kết việc chưởi bới của người tài xế vào “Tội làm nhục người khác” theo Điều 115 BLHS 2015 (có hiệu lực vào 01/01/2018). Tuy nhiên, ở câu nói thứ hai thì cần phải xem xét lại; bởi lẽ:

         Thứ nhất, câu nói “Mày có tin tao cán mày không” thể hiện sự đe dọa đến tính mạng của người khác của người tài xế, có 02 trường hợp xảy ra trong tình huống này:

         Một là, có thể người tài xế chỉ tức giận mà vô ý nói vậy, trường hợp này không phải bàn cãi

          Hai là, có thể vì lúc đó có nhiều xe qua lại người tài xế không thể thực hiện được hành vi theo lời nói nên hành động mở cửa xe để chưởi là nhằm đe dọa người khác.

    Điều 133 BLHS 2015 (có hiệu lực vào ngày 01/01/2018) quy định về “Tội đe dọa giết người“ thì “Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

    Các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người:

    Mặt khách quan: Mặt khách quan của tội phạm này có các dấu hiệu sau:

    + Có hành vi làm cho người bị đe doạ biết được khả năng tính mạng của họ sẽ bị xâm phạm (bị giết chết). việc đe dọa này được thể hiện bằng trực tiếp (như bằng lời nói trước mặt, nói trực tiếp với người bị đe doạ) hoặc bằng gián tiếp (như qua thư, qua điện thoại hoặc nhắn qua người khác).

    + Có căn cứ làm cho người bị đe doạ lo sợ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện.

    Vấn đề xác định có hay không có căn cứ cho rằng người đe doạ có khả năng sẽ hành động thực sự trên thực tế là rất khó xác định và cần phải xét một cách toàn diện trên các mặt sau:

    – Phương pháp, thủ đoạn thực hiện hành vi đe doạ.

    – Nguyên nhân của việc xảy ra hành vi đe doạ, mâu thuẫn giữa người có hành vi đe doạ với người bị đe doạ.

    – Trạng thái tâm lý, xử sự của người bị đe doạ sau khi bị đe doạ.

    – Số lần đe doạ và khả năng thực hiện các hành vi đó của người đe doạ.

    Khách thể:

    Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến quyền được bảo vệ về tính mạng của công dân.

    Mặt chủ quan:

    Người phạm tội đã thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp).

    Như vậy, đối với tội này thì người phạm tội cố ý để cho người bị hại hoặc người khác biết và tin rằng người đó sẽ thực hiện lời đe doạ giết. 

     

    Tóm lại, sự việc chỉ là chuyện thông thường trong xã hội thôi. Nhưng nếu ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người như hiện nay thì thật đáng báo động. 

     

    ps: hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa thôi nhé!

    Cập nhật bởi LegalSMI ngày 20/10/2017 03:03:47 CH

    Facebook: Kiều Nghi Đặng

    Work at SMI Furniture

    Hạnh phúc là tha thứ

     
    5902 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LegalSMI vì bài viết hữu ích
    hkhduy (31/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #473069   31/10/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Nhiều người nói vui là ngoài xe cứu thương, cứu hỏa, cảnh sát thì 2 loại xe được ưu tiên là xe buýt và Lead. Nhiều xe buýt chạy rất ẩu khi vào hoặc ra trạm, có xe bóp kèn inh ỏi khiến người đi xe máy giật mình. Thực tế có nhiều vụ tai nạn giao thông do "hung thần" xe buýt gây ra. Còn Lead là chỉ các chị mặc váy hoa mà chạy ẩu, nhiều chị phóng xe bon bon như thể đường chỉ riêng mình. Nên kinh nghiệm chạy xe là phải tránh xa các laọi xe này, cho an toàn.

     
    Báo quản trị |  
  • #473083   31/10/2017

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Mọi người còn gọi vui xe bus là xe vua đó bạn! Xe cứu thương và xe cảnh sát nếu đang làm nhiệm vụ thì có còi báo hiệu nên mọi người còn biết để nhường đường. Còn xe vua này muốn chạy sao thì chạy thôi, kinh nghiệm mỗi lần thấy có xe vua chạy đến mà phía trước mà có trạm của xe vui là tự động chạy chậm lại và tránh xa ra vì xe vua này không biết vào trạm lúc nào và muốn ra là chạy liền thôi!:(

     
    Báo quản trị |  
  • #473114   31/10/2017

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


    Một thực tế thường xuyên xay ra trên đường nhất là vào các thời điểm kẹt xe. Đường hẹp, phiứa trước có đi nguợc chiều, phía sau xe máy, xe con bóp còi inh ỏi chẳng biết đi lối nào. Nhưng tới lúc thấy xe buýt thì tất cả đề phải dàn qua một bên để tránh đường cho buýt nhưng khổ nỗi vừa tránh về phía bên phải đề xe buýt đi phía bên trái được vài mét thì buýt ta lại đột nhiên chuyển qua đi bên phải mặc dù chưa tới chỗ rước khách. 

     
    Báo quản trị |  
  • #481711   10/01/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1446)
    Số điểm: 12229
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 211 lần


    "Văn hóa giao thông?", lúc nào chúng ta cũng đặt ra để bàn lấy tâm điểm, rồi so sánh với các nước khác, rồi giá như, rồi viễn cảnh tương lai,... Nhưng đến bây giờ vẫn chưa thấy đâu cả, kẹt xe, tai nạn giao thông,.. đều do văn hóa giao thông ra chứ đâu. Ý thức vẫn là cái quan trọng nhất, vẫn là quyết định nhất. Pháp luật chỉ có chế tài, còn thực hiện là thuộc về ý thức và hai từ "văn hóa"

     
    Báo quản trị |  
  • #482763   19/01/2018

    danghaa_
    danghaa_
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (380)
    Số điểm: 5521
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 112 lần


    Thỉnh thoảng mình đi cũng như vậy, xe được bao nhiêu làn đường thì ô tô đi hết tất cả. Lúc kẹt xe thì lại đổ cho lưu lượng xe máy quá đông trong khi  chính những chiếc ô tô chắn hết đường đó lại là nguyên nhân gây kẹt xe.,

     
    Báo quản trị |  
  • #482827   20/01/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Hiện tại về đề giao thông đang là vấn nạn lớn của nước ta hiện nay, khiến cho các cơ quan chức năng phải đau đầu. Đó là việc gia tăng nạn kẹt xe, tắc đường tỷ lệ người chết do tham gia giao thông tăng lên đột biến. Trong đó, một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông gia tăng, nạn tắc đường ở đô thị kéo dài là do văn hóa ứng xử của người tham gia giao thông.

    Có thể nói văn hóa tham gia giao thông là những cách hành xử, thái độ khi chúng ta tham gia giao thông. Nó cũng như văn hóa giao tiếp biểu hiện ra bằng hành động cụ thể, bằng lời nói cử chỉ, ánh mắt, biểu hiện trên khuôn mặt con người khi tham gia giao thông.

    Khi tất cả mọi người khi tham gia giao thông đều có những hành động đúng văn hóa, đúng quy định không vượt đèn đỏ, không lạng lách đánh võng, không đi lên vỉa hè, không vượt quá tốc độ cho phép, đậu xe đúng nơi quy định, những xem ô tô, xe tải chở đúng trọng tải quy định, lái xe không sử dụng chất kích thích, rượu bia thì tình trạng người chết do tai nạn giao thông sẽ giảm.

    Tình trạng nhiều người khi tham gia giao thông đã có thái độ không đúng quy định, không coi trọng pháp luật, thường chở quá tải, lạng lách, vượt đèn đỏ khi bị công an giao thông bắt thì những người này có thái độ chống lại người thi hành công vụ, cãi cọ, thậm chí là đánh lại công an giao thông khi bị bắt giữ xe, phạt hành chính…vẫn xảy ra hàng ngày ở mọi nơi.

     
    Báo quản trị |  
  • #483835   31/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Xe buýt là một dịch vụ phù hợp với mật độ giao thông ở Việt Nam đang bị quá tải nhưng để nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của xe buýt đặc biệt hệ thống xe buýt tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà nội, nhưng mặt trái của nó gây ra nhiều phản cảm, dự luận cho xã hội trong việc chấp hành những quy định giao thông, thường xuyên gây ra nhiều tai nạn thương tiếc cho người dân. Chúng ta nên mở cửa cho loại hình kinh doanh này đó là cho tư nhân đầu tư vào. Chỉ có như vậy thì mới cải thiện được chất lượng dịch vụ của loại hình này. Người dân ở các nước trên thế giới rất thích và ủng hộ việc đi xe buýt nhưng ở Việt Nam chúng ta, mỗi lần thấy xe buýt chạy ở ngoài đường là người đã tránh xa vì nó chạy quá nguy hiểm và xem thường tính mạng người tham gia giao thông.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #487408   17/03/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Văn hóa giao thông, nét đẹp của người Việt

    Tình hình tham gia giao thông có ổn định hay không là còn phụ thuộc vào ý thức tự giác của người điều khiển phương tiện, đó là nét văn hóa riêng, chứ không phải tất cả phụ thuộc vào sự điều khiển của cảnh sát giao thông.

    Trên đường đi làm hằng ngày, tôi thường quan sát mọi người tham gia giao thông. Khi gặp đèn đỏ, có người chạy xe gắn máy từ từ thắng dừng xe sau vạch sơn. Nhưng cũng có người tranh thủ cố lách, chen lấn vượt xe lên, quan sát nếu thấy vắng xe hoặc không có cảnh sát giao thông là rồ ga phóng xe chạy nhanh. Có lần, tôi dừng xe chờ đèn đỏ, khi đèn xanh vừa bật, anh bạn chạy kế bên định cho xe vượt lên thì giật mình khi thấy chiếc xe gắn máy khác rồ ga thật lớn, nẹt pô chói tai chạy ngang.

    “Anh đó lên tiếng nói: "Đèn đỏ mà ráng chạy nguy hiểm vậy bạn"

    Tưởng chuyện nhỏ, nghe xong bỏ qua, ai ngờ hai thanh niên trên chiếc xe gắn máy đó chạy qua rồi vẫn vòng lại chặn ngang bánh xe trước của anh bạn và lớn tiếng: "Tui chạy xe vậy đó, ông muốn gì? Thích gì thì nói bọn tui sẵn sàng chiều tới bến".

    Nhìn đồ đạc chở trên xe, có vẻ anh này là dân lao động, thợ hồ. Anh cũng lớn tiếng lại: "Tụi bây là con nít, đã sai còn gây chuyện, nếu tụi bây thích thì tao chiều, khều thì tao thích".

    Nghe xong, cậu thanh niên ngồi phía sau nhảy xuống cung tay, thoi nắm đấm vào mặt anh này liền.

    Anh này quăng xe giữa đường, chạy vào hàng rào bên đường nhổ ngay trụ cây tầm vông, nhảy vào hỗn chiến với hai cậu thanh niên.

    Hai bên vừa đánh nhau vừa chửi thề gây náo loạn cả đoạn đường. Nhiều người hiếu kỳ đứng xem gây nên cảnh kẹt xe cục bộ.

    Bỗng có người hô to: "Công an đến, giải tán mau", lúc này hai bên mới ngừng đánh, dựng xe lên đi tiếp.” (Theo báo tuổi trẻ)

    Đi đường, chưa va quẹt gì nhau đã có ẩu đả, choảng nhau bạo lực như vậy. Chính hai thanh niên đã điều khiển xe vi phạm luật giao thông, khi được nhắc nhở không nghe sửa chữa mà lại còn tỏ ra khó chịu, gây nên chuyện chống đối lại.

    Hành vi ẩu đả gây rối giữa đường như thế là gây rối trật tự công cộng, theo điều 318 Bộ luật hình sự 2015. Tội gây rối trật tự công cộng

    1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

    c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

    d) Xúi giục người khác gây rối;

    đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    Bên cạnh đó hành vi chạy vượt đèn đỏ giao thông như thế thì 2 thanh niên này con vi phạm quy định của luật an toàn giao thông

    Ttheo khoản 1 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

    1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm h Khoản 2; Điểm c, Điểm đ, Điểm h, Điểm m Khoản 3; Điểm c, Điểm d, Điểm g, Điểm i Khoản 4; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 5; Điểm b Khoản 7; Điểm a Khoản 8; Điểm d Khoản 9 Điều này;

    b) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt;

    c) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu “Cự ly tối thiểu giữa hai xe”;

    d) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;

    đ) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ;

    e) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước;

    g) Sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều;

    h) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù);

    i) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại các Điểm d Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều này.

     
    Báo quản trị |  
  • #487428   18/03/2018

    Ở Việt Nam thì nguyên nhân gì cũng dễ gây kẹt xe, nhiều khi ẩu đả hay tai nạn giao thông không gây kẹt xe mà chính người vây xem mới là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Còn chuyện vượt đèn đỏ thì lúc nào cũng gặp, thấy đèn vàng thì không những không chạy chậm lại mà còn rồ ga chạy nhanh hơn nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #487438   19/03/2018

    Thực trạng vượt đèn đỏ hay đèn vàng không phải là chuyện hiếm gặp khi tham gia giao thông. Có lần mình đi học, đến gần ngã 4, đèn vàng bật sáng nên mình dừng xe lại, nhiều người đi xe máy khác cũng dừng. Có một chị kia dừng xe sát bên lề đường tay phải ngay cạnh mình, khi chị vừa dừng thì một tiếng "rầm" vang lên, nhìn qua thì thấy xe và chị bị một anh thanh niên do không dừng đèn đỏ, chạy xe với tốc độ nhanh đâm sầm vào người chị đó, làm chị đó ngã xúông đường co giật giật, sùi bọt mép rất ghê. Lúc đó mình không biết chị có sao không, có một vài người đưa chị lên xe để chở đến bệnh viện. Trong đầu mình hiện lên suy nghĩ đèn giao thông là để điều tiết giao thông, đảm bảo an tòan cho người tham gia giao thông nhưng có khi chấp hành luật giao thông, tham gia giao thông lại gây nguy hiểm ra cho chính mình như chị kia.

     
    Báo quản trị |  
  • #488045   27/03/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Văn hóa "chữi" chắc đã nhiễm vào máu người dân nước mình khi lưu thông trên đường rồi; không biết đúng hay sai nhưng cứ chữi trước đã. Nhiều vụ kẹt xe cũng vì hai xe va chạm vào nhau dẫn đến xô xát, lôi nhau ra giữa đường phân tích đúng sai, dẫn đến ùn tắc, cản trở người xung quanh. Nói chung, ý thức người dân mình quá kém, có chế tài nặng hơn chăng nữa thì vẫn khó mà triệt để được.

     
    Báo quản trị |