Tư vấn giúp cách rà soát những hành vi vi phạm phòng, chống dịch bệnh Covid 19

Chủ đề   RSS   
  • #543741 17/04/2020

    Tư vấn giúp cách rà soát những hành vi vi phạm phòng, chống dịch bệnh Covid 19

    Với vai trò là người tư vấn pháp luật hãy tư vấn giúp UBND rà soát những hành vi vi phạm mức xử phạt theo quy định hiện hành về phòng, chống dịch bệnh Covid 19 ví dụ người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng

     
    1436 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tutranst1999@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/04/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #552837   26/07/2020

    yuhcudd
    yuhcudd
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/06/2020
    Tổng số bài viết (257)
    Số điểm: 1475
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 24 lần


    Chào bạn, sau đây là một số quy định pháp luật về xử lý vi phạm liên quan đến phòng chống dịch Covid-19

    1. Hành vi cung cấp, chia sẽ thông tin bịa đặt về dịch COVID-19 trên mạng xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?

    Hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự phụ thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm cũng như hậu quả mà nó gây ra. Cụ thể:

    + Nếu xử lý hành chính, thì căn cứ Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện quy định thì hành vi cá nhân cung cấp, chia sẽ thông tin bịa đặt về dịch COVID-19 trên mạng xã hội sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đồng thời, bị buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật nói trên.

    + Nếu bị xử lý hình sự, thì theo Điều 288 Bộ luật hình sự, người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin bịa đặt trái với quy định của pháp luật sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đồng thời, còn có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 200 triệu đồng.

    2. Hành vi không đeo khẩu trang theo hướng dẫn của cơ quan y tế để phòng, chống dịch COVID-19 hiện nay thì sẽ bị xử lý như thế nào?

    Để phòng, chống dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp đã có nhiều chỉ đạo xử lý đối với hành vi này. Thực tế, nhiều người không đeo khẩu trang khi ra đường hoặc nơi công cộng đã bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

    Cụ thể, khoản 1, Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế quy định: “Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan y tế thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng”.

    3. Hành vi che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi nhiễm bệnh Covid-19 sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Theo quy định khoản 2, Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm, đã được công bố là có dịch, hiện nay là dịch Covid-19 thì sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    Ngoài ra, nếu hành vi này gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì có thê bị xử lý hình sự theo điểm c khoản 1 Điều 240 Bộ luật hình sự về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, với hình phạt có thể lên tới 12 năm tù; phạt tiền đến 200 triệu đồng.

    4. Cá nhân, tổ chức sẽ bị xử lý như thế nào nếu có hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm dừng hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch Covid-19?

    Theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì “Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng”.

    Ngoài ra, hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự. Cụ thể, theo hướng dẫn của Hội đồng thẩm phán của Tòa án nhân dân tối cao (Công văn số 45/TAND-TC ngày 30/3/2020 về việc xét xử tội phạm liên quan đến dịch bệnh Covid-19), chủ Sở hữu kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ…) thực hiện hoạt động kinh doanh đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật hình sự.

    5. Hành vi không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối về dịch bệnh Covid-19 sẽ bị xử lý như thế nào?

    Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả mà hành vi này gây ra, người vi phạm có thể bị xử lý lý vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự. Cụ thể:

    Đối với các hành vi: (1) Không khai báo hoặc khai báo không trung thực, kịp thời diễn biến bệnh truyền nhiễm của bản thân với thầy thuốc, nhân viên y tế được giao nhiệm vụ; Không tuân thủ chỉ định, hướng dẫn phòng, chống lây nhiễm bệnh truyền nhiễm của thầy thuốc, nhân viên y tế và nội quy, quy chế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; (3) Không đăng ký theo dõi sức khỏe với trạm y tế xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người mắc bệnh Covid-19 sau khi ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo Điều 9 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

    Tuy nhiên, nếu những hành vi này gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác hoặc gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên cho chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý hình sự theo Điều 240, Điều 295 Bộ luật hình sự. Có thể là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    6. Hành vi vứt khẩu trang ra đường bị xử lý như thế nào?

    Đeo khẩu trang là một trong những biện pháp quan trọng để phòng, tránh nhiễm bệnh Covid-19, bắt buộc mọi người phải thực hiện. Tuy nhiên, sau khi sử dụng khẩu trang, có người lại vứt bừa bãi trên đường, vỉa hè, đây là nguy cơ làm phát tán dịch bệnh nếu trên khẩu trang chứa virus Covid-19 của người đã nhiễm bệnh.

    Vì vậy, hành vi vứt khẩu trang trên vỉa hè, đường phố hoặc vào hệ thống thoát nước thải  hoặc hệ thống nước mặt có thể bị phạt tiền từ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng theo điểm c, điểm d, khoản 1, Điều 20 Nghị định 155/2016/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

    7. Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý như thế nào?

    Theo Điều 20 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ như có những lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch Covid-19 có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

    Ngoài ra, hành vi này còn có thể bị xử lý hình sự về tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật hình sự với hình phạt có thể lên tới 7 năm tù.

    Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh An Giang.

     

     

    Cập nhật bởi yuhcudd ngày 26/07/2020 05:21:39 CH
     
    Báo quản trị |