Tư vấn đòi lại quyền lợi khi nghỉ việc

Chủ đề   RSS   
  • #514348 26/02/2019

    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Tư vấn đòi lại quyền lợi khi nghỉ việc

    Em đang gặp 1 tình huống khá éo le và cũng biết làm thế nào để đòi lại quyền lợi của mình nên rất cần sự tư vấn của anh/chị luật sư ạ.
     
    Em ký hợp đồng thử việc với 1 công ty cung cấp nhân lực A từ ngày 11-12-2018. Trong hợp đồng thử việc có điều khoản sau khi kết thúc 2 tháng thử việc em sẽ được ký hợp đồng có thời hạn là 12 thấng. Và công ty A kí kết hơp đồng cung cấp nhân sự cho công ty B và điều em sang bên B làm dự án ở đó. Cho đến ngày 11-2-2019 đã xong 2 tháng thử việc. Phía bên B ban đầu cũng đã phản hồi với công ty A là em đạt yêu cầu thử việc. Tuy nhiên về hợp đồng chính thức của em và công ty A cũng chưa được kí. Và em cũng đã làm việc bình thường từ ngày 11-2 đến 21/2/2019. Ngày 21/2/2019 công ty B đột ngột thông báo do cắt giảm nhân sự nên sẽ chấm dứt hợp đồng nhân sự trước thời hạn với công ty A đến hết tháng 2/2019. Phía bên A hiện tại chưa có dự án phù hợp để điều chuyển em sang dự án khác. 
     
    Vậy nếu bây giờ bên A chấm dứt hợp đồng với em thì em có được bồi thường và quyền lợi gì không ạ?

    Không có gì là không thể.

     
    1858 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #533748   28/11/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Trường hợp trên mặc dù công ty chưa ký hợp đồng lao động với chị nhưng đã có thông báo kết quả đạt cũng như bạn đã tiếp tục làm việc cho công ty thì đã có hợp đồng lao động được xác lập ở đây. Trong trường hợp này nếu như công ty cho bạn nghỉ trong trường hợp thay đổi cơ cấu theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2012 thì phải trả trợ cấp mất việc. Còn trong trường hợp mà tự ý cho nghỉ, đơn phương không đúng theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Lao động thì người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ theo điều 42 Bộ luật Lao động bạn nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #534098   30/11/2019

    Sau khi kết thúc quá trình thử việc, người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động với người lao động. Nếu sau khi kết thúc thời gian thử việc mà người lao động không ký kết hợp đồng lao động,

    Trong trường hợp này của bạn, sau thời gian thử việc mà công ty không ký hợp đồng lao động, công ty vẫn giao việc cho bạn làm thì đương nhiên hợp đồng lao động giữa bạn và công ty được xác lập. Việc công ty quyết định cho bạn thôi việc mà không có căn cứ, không tuân thủ thời gian báo trước là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #559570   30/09/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1144)
    Số điểm: 8330
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 93 lần


    Theo những quy định đối với người sử dụng lao động sau khi kết thúc thử việc với người lao động đáp ứng điều kiện thì ký kết hợp đồng và làm việc, trong trường hợp này của bạn, sau thời gian thử việc mà công ty không ký hợp đồng lao động, công ty vẫn giao việc cho bạn làm thì đương nhiên hợp đồng lao động giữa bạn và công ty được xác lập. 

     
     
    Báo quản trị |  
  • #586476   28/06/2022

    haunguyenth
    haunguyenth
    Top 150
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/02/2022
    Tổng số bài viết (562)
    Số điểm: 3671
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 43 lần


    Tư vấn đòi lại quyền lợi khi nghỉ việc

    Đối với vấn đề của bạn, mình xin đóng góp một vài quan điểm cá nhân mong sẽ hỗ trợ giải đáp vướng mắc cho vấn đề của bạn

    Đầu tiên, bạn đã ký hợp đồng thử việc với công ty A, theo nội dung hợp đồng thời gian thử việc là 2 tháng nếu phù hợp sẽ ký hợp đồng chính thức, tuy nhiên sau khi hết thời gian thử việc mà công ty A không ký hợp đồng lao động với bạn là đã vi phạm pháp luật theo quy định tại Khoản 1 Điều 27 Bộ luật lao động 2019 và có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP và công ty của bạn buộc phải ký hợp đồng lao động chính thức với bạn.

    Sau thời gian thử việc công ty A đã thông báo kết quả thử việc bạn đạt yêu cầu và bạn vẫn tiếp tục làm việc thì đồng nghĩa với việc hợp đồng lao động của bạn và công ty A được xác lập và bạn có đầy đủ quyền lợi như một người lao động bình thường theo quy định của pháp luật, nếu công ty A chấm dứt hợp đồng lao động với bạn thì phải thông báo bằng văn bản cho bạn đúng thời gian quy định tại Điều 45 Bộ luật lao động 2019, nếu công ty A chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quy định tại Điều 41 Bộ luật lao động 2019.

     
    Báo quản trị |  
  • #586723   29/06/2022

    minhtai99
    minhtai99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:14/06/2022
    Tổng số bài viết (412)
    Số điểm: 3785
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 119 lần


    Tư vấn đòi lại quyền lợi khi nghỉ việc

    Người lao động nghỉ việc thì tùy trường hợp mà có thể được nhận các khoản tiền sau:

     -Tiền lương cho những ngày làm việc chưa được thanh toán: Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

    1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

    a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

    b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

    c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

    2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

    3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

    a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

    b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

    Như vậy, trong thời hạn nói trên, người lao động sẽ được chi trả tiền lương cho những ngày mình làm việc mà chưa được thanh toán.

    -Tiền trợ cấp thôi việc: Theo Điều 46 Bộ luật Lao động 2019, trợ cấp thôi việc được chi trả cho người lao động đáp ứng đủ điều kiện sau:

    1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo đó, nếu đủ điều kiện thì mỗi năm làm việc, người lao động sẽ được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

    -Tiền trợ cấp mất việc làm: Tại Điều 47 Bộ luật Lao động 2019, người lao động nghỉ việc được trả trợ cấp mất việc làm khi có đủ các điều kiện:

    1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại khoản 11 Điều 34 của Bộ luật này, cứ mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương.

    2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

    3. Tiền lương để tính trợ cấp mất việc làm là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động mất việc làm.

    4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Như vậy, nếu đáp ứng điều kiện, người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán trợ cấp mất việc làm cho mỗi năm làm việc bằng 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương. 

    - Tiền phép năm chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết: Theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

    1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

    2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

    3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

    4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

    5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.

    6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

    7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.

    Như vậy, cùng với tiền lương, người lao động sẽ được nhận tiền phép năm chưa nghỉ hết nếu do thôi việc hoặc mất việc làm.

    Căn cứ Điều 49 Luật việc làm 2013 về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

    Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

    b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

    3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

    4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

    b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

    c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

    d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

    đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

    e) Chết.

    Đây là 5 khoản tiền chính mà người nghỉ việc có thể sẽ được nhận khi nghỉ việc.

     
    Báo quản trị |