Từ ngày 01/1/2025 áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu

Chủ đề   RSS   
  • #604151 21/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Từ ngày 01/1/2025 áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu

    Ngày 23/6/2023 Luật Đấu thầu 2023 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 5 thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/1/2024.
     
    Theo đó, một số điểm mới của Luật Đấu thầu 2023 sẽ bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2024 trong đó, nội dung đấu thầu qua mạng được chú ý với nội dung áp dụng qua mạng đối với tất cả các gói thầu từ năm 2025.
     
    tu-ngay-01-1-2025-ap-dung-dau-thau-qua-mang-doi-voi-tat-ca-cac-goi-thau
     
    1. 09 hình thức lựa chọn nhà thầu
     
    Cụ thể Điều 20 Luật Đấu thầu 2023 quy định các hình thức lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo hình thức sau:
     
    - Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm:
     
    + Đấu thầu rộng rãi;
     
    + Đấu thầu hạn chế;
     
    + Chỉ định thầu;
     
    + Chào hàng cạnh tranh;
     
    + Mua sắm trực tiếp;
     
    + Tự thực hiện;
     
    + Tham gia thực hiện của cộng đồng;
     
    + Đàm phán giá;
     
    + Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
     
    - Trường hợp phát sinh hình thức lựa chọn nhà thầu khác quy định tại khoản 1 Điều này, có tính ưu việt, sử dụng phương tiện điện tử tiến bộ, hiện đại, chính phủ quy định về hình thức, quy trình, đối tượng phù hợp với tính năng mới của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế trong đấu thầu.
     
    2. Thực hiện đấu thầu qua mạng từ năm 2025 với tất cả các gói thầu
     
    Cụ thể tại Điều 50 Luật Đấu thầu 2023 quy định về việc lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư qua mạng được thực hiện như sau:
     
    - Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh trong nước phải thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo lộ trình sau đây:
     
    + Từ ngày 01/1/2023 có hiệu lực thi hành đến hết ngày 31/12/2024, việc đấu thầu qua mạng hoặc không qua mạng thực hiện theo quy định của Chính phủ.
     
    + Từ ngày 01/01/2025, áp dụng đấu thầu qua mạng đối với tất cả các gói thầu, trừ trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia theo quy định tại khoản 5 Điều 50 Luật Đấu thầu 2023.
     
    - Các nội dung lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia bao gồm:
     
    + Đăng tải thông tin về lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.
     
    + Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.
     
    + Lập, nộp hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
     
    + Mở thầu.
     
    + Đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, mời thương thảo hợp đồng, thẩm định, phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.
     
    + Thỏa thuận liên danh, bảo lãnh dự thầu điện tử, bảo lãnh thực hiện hợp đồng điện tử.
     
    + Làm rõ các nội dung trong đấu thầu.
     
    + Gửi và nhận đơn kiến nghị.
     
    + Hợp đồng điện tử.
     
    + Thanh toán điện tử.
     
    - Văn bản điện tử trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia có giá trị theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, làm cơ sở đối chiếu, so sánh, xác thực thông tin phục vụ công tác đánh giá, thẩm định, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán và giải ngân.
     
    - Các chi phí trong đấu thầu qua mạng bao gồm: chi phí tham gia Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; chi phí đăng tải thông tin về đấu thầu theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 15 Luật Đấu thầu 2023, tham dự thầu, ký kết hợp đồng và các chi phí khác khi đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
     
    - Chính phủ quy định việc kết nối, chia sẻ thông tin theo quy định tại khoản 6 Điều 51 Luật Đấu thầu 2023; kỹ thuật đấu thầu qua mạng phù hợp với tính năng và sự phát triển của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia; quy trình, thủ tục, chi phí đấu thầu qua mạng; lộ trình lựa chọn nhà đầu tư qua mạng; những trường hợp không đấu thầu trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
     
    3. Yêu cầu đối với Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia
     
    Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia căn cứ Điều 51 Luật Đấu thầu 2023 cần đáp ứng các yêu cầu sau đây:
     
    - Công khai, không hạn chế truy cập, tiếp cận đối với thông tin được đăng tải công khai trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
     
    - Nguồn thời gian của Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về nguồn thời gian chuẩn quốc gia.
     
    - Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hoạt động liên tục, thống nhất, ổn định, an toàn thông tin, có khả năng xác thực người dùng, bảo mật và toàn vẹn dữ liệu.
     
    - Thực hiện ghi lại thông tin và truy xuất được lịch sử các giao dịch trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.
     
    - Bảo đảm nhà thầu, nhà đầu tư không thể gửi hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đến bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu.
     
    - Các thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư được kết nối, chia sẻ từ Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Hệ thống thông tin quản lý thuế, Hệ thống thông tin quản lý ngân sách, kho bạc và các hệ thống khác. 
     
    Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia được kết nối với các Cổng thông tin điện tử, Hệ thống công nghệ thông tin khác để trao đổi, chia sẻ dữ liệu, thông tin phục vụ đấu thầu qua mạng và quản lý nhà nước về đấu thầu.
     
    Xem thêm Luật Đấu thầu 2023 có hiệu lực từ ngày 01/1/2024.
     
    3884 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    Banggiangkhcn (24/11/2023) admin (22/08/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận