Từ năm 2022-2025, chỉ tiêu đào tạo nghề luật sư là 2.000 người/năm

Chủ đề   RSS   
  • #592110 03/10/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2141)
    Số điểm: 74946
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 1598 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Từ năm 2022-2025, chỉ tiêu đào tạo nghề luật sư là 2.000 người/năm

    Vừa qua, ngày 30/9/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 1155/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp. Trong đó, Quyết định đề ra chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025 đối với các chức danh tư pháp, bổ trợ tư pháp, công chức, viên chức,…

    Cụ thể, Quyết định 1155/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”, trong đó khẳng định vị trí, chức năng của Học viện Tư, đồng thời đề ra chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025 đối với các chức danh như sau:

    - Về chỉ tiêu đào tạo

    STT

    Đào tạo

    Chỉ tiêu

    1

    Nghề luật sư

    2.000 người/năm, trong đó:

    - Luật sư phục vụ hội nhập quốc tế: 100 - 150 người/năm.

    - Luật sư chất lượng cao: 120 - 200 người/năm.

    2

    Nghề công chứng

    1.000 người/năm (trong đó công chứng chất lượng cao: 100 - 150 người/năm)

    3

    Đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư

    200 người/năm

    4

    Nghiệp vụ thi hành án dân sự

    150 người/năm

    5

    Nghề đấu giá

    100 người/năm

    6

    Nghề thừa phát lại

    100 người/năm

    7

    Thí điểm đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án dân sự và nghề thừa phát lại

    Từ năm 2023 đến năm 2025 mỗi năm 50 - 60 người.

     

    chi-tieu-dao-tao=luat-su

    - Về chỉ tiêu bồi dưỡng:

    STT

    Bồi dưỡng

    Chỉ tiêu

    1

    Luật sư

    300 người/năm

    2

    Công chứng viên

    300 người/năm

    3

    Thừa phát lại

    50 người/năm

    4

    Nghiệp vụ thi hành án cho kế toán nghiệp vụ thi hành án

    100 người/năm

    5

    Công chức tư pháp - hộ tịch

    200 người/năm

    6

    Theo tiêu chuẩn ngạch công chức

    1.150 người/năm

    7

    Theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức

    50 người/năm

    8

    Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lành đạo, quản lý

    500 người/năm

    9

    Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu của vị trí việc làm

    1.600 người/năm

    10

    Bồi dưỡng kiến thức và nâng cao kỹ năng áp dụng pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác pháp luật, pháp chế của các bộ, ngành, địa phương, các tập đoàn, doanh nghiệp trên địa bàn cả nước

    1.000 người/năm

    11

    Bồi dưỡng tiếng Anh pháp lý cho các chức danh tư pháp, công chức, viên chức và theo nhu cầu xã hội

    100 - 150 người/năm

    Ngoài ra, nghiên cứu mở rộng bồi dưỡng trọng tài viên thương mại, hòa giải viên thương mại và các chức danh bổ trợ tư pháp khác.

    Kinh phí thực hiện Đề án này từ nguồn Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, nguồn thu hợp pháp khác của Học viện Tư pháp và nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước.

    Quyết định 1155/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/9/2022.

     
    503 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (03/10/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận