Bộ luật dân sự 2005 dường như không điều chỉnh đến vấn đề cá nhân được đặt tên như thế nào, có thể vì nhiều lý do, như hệ thống lập pháp chưa thực sự hoàn chỉnh hoặc đó là quyền nhân thân của một người, nên cần cho họ có sự tự do lựa chọn, nhất là quyền được đặt tên như thế nào.
Đến khi Bộ luật dân sự 2015 ra đời thì mọi chuyện đã khác, Bộ luật này đã bổ sung thêm quy định về việc đặt tên, cụ thể như sau:
Điều 26. Quyền có họ, tên
…
3. Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
|
Như vậy, theo như trước đây, bạn có quyền đặt con mình với cái tên chẳng hạn như Nguyễn David hoặc Trần Toyota, hoặc Lê Hoàng Victoria…thì từ ngày 01/01/2017, Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực sẽ không cho phép điều này.
Tôi có tìm hiểu một số sách báo tài liệu thì được cho rằng, sở dĩ có quy định như vậy để đồng bộ trong việc quản lý cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Nghĩa là sau khi hoàn chỉnh hệ thống, việc đăng ký giấy khai sinh sẽ không còn thực hiện theo kiểu thủ công như từ trước đến nay mà thực hiện theo hệ thống điện tử. Nếu bạn đặt những cái tên bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Việt thì khi nhập vào hệ thống, nó sẽ báo lỗi, không thể thực hiện được.
Quy định này làm tôi thắc mắc rằng: “Những người có vợ/chồng là người nước ngoài, thông thường họ đặt tên cho con theo dạng nửa Anh nửa Việt như Nguyễn Peter, Trần John…thì với quy định này, họ sẽ phải giải quyết như thế nào trong khi quy định của Bộ luật dân sự 2015 không hề có một quy định nào mang tính ngoại lệ cho những trường hợp như vậy?”
Cập nhật bởi trang_u ngày 23/09/2016 03:39:21 CH