Tứ đổ tường là gì? Đam mê cá độ bóng đá có phải tứ đổ tường không?

Chủ đề   RSS   
  • #613173 24/06/2024

    Tứ đổ tường là gì? Đam mê cá độ bóng đá có phải tứ đổ tường không?

    Khi nhắc đến thói hư, tật xấu ông bà ta hay dùng câu "Tứ đổ tường" để nói về một người. Vậy là gì "Tứ đổ tường"? Ta sẽ tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau.

    Tứ đổ tường là gì?

    Trước hết "Tứ đổ tường" ở đây nghĩa là 4 vách tường kín đáo, không có lối thoát. Cũng như khi một người vướng vào 4 thú vui của xã hội thời phong kiến xưa thì sẽ khó mà thoát ra.

    Bốn thú vui của xã hội thời phong kiến xưa sẽ bao gồm:

    - Ham mê cờ bạc (Tài):

    - Đam mê rượu chè (Tửu)

    - Thói trăng hoa (Sắc)

    - Thú vui nghiện ngập, hút chích (Khí).

    Không chỉ trong thời xưa mà ngay ở thời điểm hiện tại, cụm từ "Tứ đổ tường" vẫn còn được được áp dụng.

    Nhiều người ở xã hội hiện tại vẫn vướng phải "Tứ đổ tường" - họ đam mê rượu chè, nghiện ngập,... dẫn đến mất hết lý trí đánh đáp vợ con và rồi khiến gia đình tan vỡ.

    Đam mê cá độ bóng đá có phải tứ đổ tường không? Hành vi cá độ bóng đá sẽ bị phạt hành chính bao nhiêu tiền

    Theo đó, đối chiếu những gì vừa nói ở trên thì đam mê cá độ bóng đá của một số cá nhân thuộc một trong những thú vui được nhắc đến trong cụm từ "Tứ đổ tường".

    Những người được gắn cho câu " đam mê cá độ này sẽ thường xuyên đặc biệt là khi có những mùa giải lớn như euro, world cup,....

    Căn cứ khoản 2 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định sẽ phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    - Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

    - Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

    - Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

    Theo quy định trên thì cá nhân có hành vi cá độ bóng đá có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    Ngoài mức xử phạt trên, cá nhân có hành vi cá độ bóng đá sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trường hợp cá nhân vi phạm là người nước ngoài sẽ bị trục xuất về nước (khoản 6 Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).

    Bên cạnh đó, người vi phạm còn phải nộp lại số tiền bất hợp pháp mà mà người vi phạm có được từ hành vi cá độ bóng đá.

    Mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất đối với hành vi cá độ bóng đá là bao nhiêu năm tù?

    Theo Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 120 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015 hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 Bộ luật Hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì sẽ:

    - Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng,

    - Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    - Có tính chất chuyên nghiệp;

    - Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

    - Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    - Tái phạm nguy hiểm.

    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    Theo đó, mức truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất đối với hành vi cá độ bóng đá của cá nhân có thể lên đến 07 năm tù.

    Tóm lại, "Tứ đổ tường" là cụm từ dùng để chỉ "04 niềm vui xấu" của cá nhân ở xã hội phong kiến xưa và cả trong xã hội hiện đại ngày nay/

    Đam mê cá độ bóng đá là một trong "Tứ đổ tường" mà mỗi cá nhân cần phải loại bỏ và không nên dính phải. Người có hành vi cá độ đá banh sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm của mình.

     
    6896 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận