Từ chối bồi thường nghĩa vụ thanh toán của bảo hiểm sức khỏe vô lý?

Chủ đề   RSS   
  • #353332 30/10/2014

    nhobeboo

    Sơ sinh


    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Từ chối bồi thường nghĩa vụ thanh toán của bảo hiểm sức khỏe vô lý?

    Xin chào quý luật sư, và các đồng sự.

    Tôi có một trường hợp cần nhờ Quý luật sư, bạn bè am hiểu Luật tư vấn giúp như sau

    Trường hợp của tôi như sau:

    Tôi có hợp đồng bảo hiểm sức khỏe (Health Care) với 1 đơn vị bảo hiểm. Trong Nội dung hợp đồng, mục Thăm khám ngoại trú tôi được hưởng quyền lợi "KHÁM THAI ĐỊNH KỲ" với số tiền giới hạn 1tr/năm. Trong hợp đồng bảo hiểm, và bộ quy tắc bảo hiểm đính kèm không có bất cứ ĐỊNH NGHĨA, ĐIỀU KHOẢN LOẠI TRỪ, PHÂN LOẠI, hay danh sách hoặc các hình thức tương tư để nói về thuật ngữ chuyên môn là KHÁM THAI ĐỊNH KỲ là như thế nào. Vì thế, tôi đi thăm khám tại một bệnh viện ở HCM, và thực hiện theo CHỈ ĐỊNH của bác sĩ làm SIÊU ÂM HÌNH THÁI, và XÉT NGHIỆM DOUBLE TEST. 

    Khi này, đơn vị bảo hiểm trên đã từ chối nghĩa vụ thanh toán 2 hóa đơn nói trên của tôi với Lý do như sau (tôi xin trích dẫn nguyên văn THƯ THÔNG BÁO BỒI THƯỜNG)

    "Chúng tôi từ chối thanh toán chi phí Double test siêu âm hình thái học vì đây là xét nghiệm và siêu âm tầm soát thai nhi nên không thuộc phạm vi bảo hiểm"

    Việc đưa ra lý do mà không viện dẫn bất cứ điều khoản nào trong hợp đồng đã làm tôi rất bất bình. Sau đó, tôi đã gọi lên khiếu nại, và nhận được email với nội dung trích dẫn điều khoản loại trừ như sau

    "Những điều trị, các hạng mục, điều kiện, các hoạt động sau đây và các chi phí phát sinh liên quan hay chi phí hậu quả của chúng bị loại trừ trong Hợp đồng này và chúng tôi không chịu trách nhiệm đối với:

    - Kiểm tra và khám sức khỏe bao gồm kiểm tra sức khỏe tổng quát, khám kiểm tra phụ khoa, khám thai định kỳ, việc tiêm chủng, vacxin và thuốc chủng ngừa, kiểm tra mắt thông thường, kiểm tra thính giác thông thường, các khuyết tật thoái hóa tự nhiên của mắt (bao gồm cận, viễn, loạn thị, đục thủy tinh thể già, ...), bất kỳ phẫu thuật nào để hiệu chỉnh các khuyết tật thoái hóa thính giác và thị giác, và khám sức khỏe trước khi đi du lịch hoặc đi làm."

    Nhân viên bồi thường tô đậm 2 chữ KIỂM TRA, KHÁM THAI ĐỊNH KỲ và bảo rằng Đây là chi phí kiểm tra nên không thanh toán.

    Tôi thật sự không hiểu cách thức viện dẫn câu chữ lừa đảo khách hàng như vậy, LÝ DO thì đưa ra đối tượng bảo hiểm THAI NHI nên không thanh toán, trong khi viện dẫn điều khoản lại cố gắng ghép câu chữ để cho rằng đấy là việc KIỂM TRA nên không thanh toán. Rất mâu thuẫn và thiếu căn cứ pháp lý.

    Như vậy, tôi có quyền kiện quyết định này ra tòa án hay không với những luận điểm như sau

    Trong hợp đồng, bộ quy tắc ký kết giữa hai bên KHÔNG có bất kỳ định nghĩa, điều khoản nói về việc "KHÁM THAI ĐỊNH KỲ", "Siêu âm hình thái học", Xét nghiệm Tầm soát. Do vậy việc viện dẫn và căn cứ loại trừ trên là trái pháp luật.

    Xin mọi người tư vấn giúp.

     
    7261 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #354530   05/11/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Việc này còn tùy theo nội dung cụ thể của hợp đồng bảo hiểm viết như thế nào. Nếu trong đó họ nói rằng trong trường hợp hiểu không rõ ràng thì ý kiến của bảo hiểm là ý kiến cuối cùng thì sao ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    nhobeboo (06/11/2014)
  • #354635   06/11/2014

    nhobeboo
    nhobeboo

    Sơ sinh


    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


     

    ntdieu viết:

     

    Việc này còn tùy theo nội dung cụ thể của hợp đồng bảo hiểm viết như thế nào. Nếu trong đó họ nói rằng trong trường hợp hiểu không rõ ràng thì ý kiến của bảo hiểm là ý kiến cuối cùng thì sao ?

     

     

    1. Nội dung của hợp đồng không có điều khoản giống như bạn đề cập hoặc có nội dung gần giống như bạn đề cập.

    2. Nếu có nội dung này, thì đây là thỏa thuận vi phạm Luật bảo hiểm rồi bạn à. 

    Điều 21, Luật Kinh Doanh Bảo hiểm quy định “Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.”

    Điều 20 Nghị định số 45/2007/NĐ-CP - Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm, mọi Điều khoản/Quy tắc phải đảm bảo: “Ngôn ngữ sử dụng trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm phải chính xác, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu. Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung, thì phải định nghĩa rõ trong quy tắc, điều khoản bảo hiểm”.

    Huống chi các thuật ngữ "Khám thai định kỳ", "Siêu âm hình thái học", "Xét nghiệm tầm soát thai nhi" đều là các từ ngữ chuyên môn mà bộ quy tắc/hợp đồng hoàn toàn không có nhắc đến hoặc định nghĩa loại trừ. Họ chỉ đơn giản nêu "miệng" với mình rằng những thứ ấy không thuộc PHẠM VI BẢO HIỂM. 

    Trích toàn bộ quy định PHAM VI BẢO HIỂM:

    "Hợp đồng bảo hiểm này bồi thường cho Người được bảo hiểm những chi phí y tế để điều trị ốm đau, bệnh tật, thai sản phát sinh trong thời hạn bảo hiểm.

    Quyền lợi bảo hiểm được đề cập trong Hợp đồng bảo hiểm được chi trả cho Người được bảo hiểm trong trường hợp phát sinh các chi phí y tế như quy định trong Hợp đồng bảo hiểm này.

    Khi nhận được bằng chứng khiếu nại, chúng tôi chi trả Quyền lợi bảo hiểm thuộc phạm vi Hợp đồng bảo hiểm này căn cứ theo phần Giới hạn phụ của Hợp đồng bảo hiểm với mức Giới hạn tối đa được ghi trong Hợp đồng bảo hiểm. Các khoản chi phí trên được giới hạn theo chi phí thực tế, thông lệ, cần thiết."

    Cập nhật bởi nhobeboo ngày 06/11/2014 10:33:27 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #355458   10/11/2014

    tmcnguyen
    tmcnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Gửi bạn

    Với viện dẫn những loại trừ của "Khám thai định kỳ" và chi phí "kiểm tra" theo điều khoản này đã không còn phù hợp, bởi lẽ:

    - Đơn bảo hiểm là dạng đơn chuẩn, theo đó nếu không có gì thay đổi giữa hai bên (người được bảo hiểm và bên doanh nghiệp bảo hiểm), các điều khoản đó mặc nhiên sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, đơn này đã có ghi nhận mở phạm vi rủi ro cho "khám thai định kỳ" là 1trd/năm, nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm đã đồng ý trả chi phí khám thai định kỳ với giới hạn là 1trd, không tính có giới hạn số lần kiểm tra.

    "Khám thai định kỳ" là một thuật ngữ chuyên ngành y khoa, mục đích của việc khám thai định kỳ nhằm để kiểm tra và theo dõi quá trình phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai của thai phụ. Trường hợp thai nhi không có vấn đề gì bất thường, các biện pháp y khoa sẽ không được sử dụng để can thiệp. Do vậy, các xét nghiệm cho mục đích khám thai định kỳ sẽ được bác sỹ áp dụng theo chuyên môn của họ. Nhân viên bảo hiểm không phải là bác sỹ, do đó không có quyền can dự vào việc quyết định sử dụng phương pháp nào thuộc chuyên môn của y khoa. Hoặc nếu họ là bác sỹ chăng nữa, họ cũng không có quyền can thiệp vì họ đang đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm thực thi hợp đồng bảo hiểm với bạn, không điều trị cho bạn.

    Tóm lại: đơn vị bảo hiểm đã từ chối sai đối với bạn. Bạn có thể viện dẫn điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm để đấu tranh hoặc khiếu kiện đơn vị bảo hiểm đã ra quyết định này.

     

    Trương Minh Cát Nguyên.

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tmcnguyen vì bài viết hữu ích
    nhobeboo (10/11/2014)
  • #355463   10/11/2014

    nhobeboo
    nhobeboo

    Sơ sinh


    Tham gia:31/05/2012
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 120
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    tmcnguyen viết:

    Gửi bạn

    Với viện dẫn những loại trừ của "Khám thai định kỳ" và chi phí "kiểm tra" theo điều khoản này đã không còn phù hợp, bởi lẽ:

    - Đơn bảo hiểm là dạng đơn chuẩn, theo đó nếu không có gì thay đổi giữa hai bên (người được bảo hiểm và bên doanh nghiệp bảo hiểm), các điều khoản đó mặc nhiên sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, đơn này đã có ghi nhận mở phạm vi rủi ro cho "khám thai định kỳ" là 1trd/năm, nghĩa là doanh nghiệp bảo hiểm đã đồng ý trả chi phí khám thai định kỳ với giới hạn là 1trd, không tính có giới hạn số lần kiểm tra.

    "Khám thai định kỳ" là một thuật ngữ chuyên ngành y khoa, mục đích của việc khám thai định kỳ nhằm để kiểm tra và theo dõi quá trình phát triển của thai nhi trong quá trình mang thai của thai phụ. Trường hợp thai nhi không có vấn đề gì bất thường, các biện pháp y khoa sẽ không được sử dụng để can thiệp. Do vậy, các xét nghiệm cho mục đích khám thai định kỳ sẽ được bác sỹ áp dụng theo chuyên môn của họ. Nhân viên bảo hiểm không phải là bác sỹ, do đó không có quyền can dự vào việc quyết định sử dụng phương pháp nào thuộc chuyên môn của y khoa. Hoặc nếu họ là bác sỹ chăng nữa, họ cũng không có quyền can thiệp vì họ đang đại diện cho doanh nghiệp bảo hiểm thực thi hợp đồng bảo hiểm với bạn, không điều trị cho bạn.

    Tóm lại: đơn vị bảo hiểm đã từ chối sai đối với bạn. Bạn có thể viện dẫn điều 21 Luật kinh doanh bảo hiểm để đấu tranh hoặc khiếu kiện đơn vị bảo hiểm đã ra quyết định này.

     

    Trương Minh Cát Nguyên.

     

     

     

    Rất cảm ơn bạn Cát Nguyên về phần bình luận, diễn giải có tính xây dựng. Mình không nghĩ thời buổi kinh tế này mà lại còn những đơn vị kinh doanh như thế. Họ không những không sợ, mà còn rất thị uy và thách thức với khách hàng. "Anh muốn kiện thì cứ kiện đi".

    Thiết nghĩ, về tình, những con người đang hành xử như vậy không biết vì điều gì, mà ngôn từ khi nói "Khám thai là chỉ được khám mẹ thôi anh ơi" họ lại nghe lọt được. Về lý, thì thôi khỏi nói . "Cái gì nó cũng có quy chuẩn rồi anh ơi", mình hỏi "Quy chuẩn ở đâu vậy e?", tới đây thì im tịt.

     
    Báo quản trị |  
  • #355531   10/11/2014

    tmcnguyen
    tmcnguyen

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Cảm ơn bạn đã hồi âm, 

    Về việc phân biệt đối tượng được bảo hiểm, trường hợp của bạn, nếu có ý kiến nào cho rằng chỉ bảo hiểm cho mẹ mà không bảo hiểm cho thai nhi, bạn hãy tin chắc 100% rằng đây là ý kiến cá nhân của người thiếu hiểu biết, thiếu chuyên môn, không phải của doanh nghiệp bảo hiểm. 

    Ngoài ra, một văn bản (từ chối bồi thường hoặc chấp nhận bồi thường) chỉ có giá trị pháp lý khi người phát hành văn bản đó là người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp, hoặc người co ủy quyền hợp pháp của doanh nghiệp ký văn bản.

    Tất cả các ý kiến (thông báo bằng điện thoại, thông báo bằng email,....) của những người không có trách nhiệm pháp lý đều không có giá trị. Giống như mấy ông nhậu nói ngoài quán bia cho vui thôi. Nhân viên thừa hành xử lý hồ sơ và trả lời cho bạn chưa chắc là người được ủy quyền hợp pháp cho việc phát ngôn/phát hành văn bản từ chối hay đồng ý bồi thường.

    Do vậy, bạn hãy đòi hỏi có một văn bản từ chối giải quyết bồi thường, có ký đóng dấu của giám đốc doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là quyền chính đáng của Người được bảo hiểm. Nếu ông này từ chối sai, bạn hãy công bố bản hợp đồng và văn bản từ chối đó lên mạng internet để bạn đọc tự có ý kiến đánh giá đúng sai. 

    Trương Minh Cát Nguyên.

    Cập nhật bởi tmcnguyen ngày 10/11/2014 07:34:52 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tmcnguyen vì bài viết hữu ích
    nhobeboo (11/11/2014)