Dù bạn có đưa ra bất cứ một điều luật nào đi nữa thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng cũng phải xuất phát từ một trong những căn cứ do pháp luật quy định (trừ trường hợp các bên có thoả thuận). Đó là nguyên tắc.
Bạn lập luận rằng,
"người cho thuê chấp nhận bồi thường tức là có thể thuê căn nhà khác cho người thuê hoặc chi trả tiền mặt, ở đây bên cho thuê không làm cho bên thuê mất chỗ ở (vấn đề là mức đền như thế nào)". Đồng ý với bạn là người đó thuê có thể đưa ra điều kiện để chấm dứt hợp đồng như vậy, nhưng cũng không thể không kèm theo điều kiện là phải được người thuê chấp thuận.
Và khi người thuê đã chấp thuận thì nó trở thành việc "Chấm dst hợp đồng theo thỏa thuận của các bên"quy định tại khoản 2 Điều 491 BLDS chứ không còn là việc đơn phương nữa...
"Vì vậy vẫn thực hiện theo khoản 2 điều 499 BLDS do " nhà cho thuê không còn". Nhà cho thuê không còn phải xuất phát từ những nguyên nhân khác như bị Nhà nước thu hồi, do thiên tai, hoả hoạn...
Còn nếu xuất phát từ việc người cho thuê lấy nhà để bán thì đông nghĩa với việc người cho thuê vi phạm hợp đồng về thời hạn thuê mất rồi. Bới việc lấy lại nhà trước thời hạn để bán mà không được người thuê đồng ý, thì người cho thuê đã xâm phạm đến quyền lợi của người thuê.
Và cả Điều 103 Luật nhà ở cũng vậy. Điều luật quy định quá rõ ràng.
Chỉ khi nào bên thuê có 1 trong 5 hành vi quy định từ điểm a đến điểm đ khoản 1 của điều luật, thì bên cho thuê mới có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Và ngược lại, chỉ khi nào bên cho thuê có 1 trong 3 hành vi quy định từ điểm a đến điểm c khoản 2 của điều luật thì bên thuê mới có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng.
Khoản 3 của điều luật là khoản quy định về thời hạn thực hiện nghĩa vụ báo trước của bên đơn phương... khi đã xuất hiện các căn cứ phát sinh quyền đơn phương quy định tại khoản 1 và khoản 2. Chứ bản chất của nó không phải là căn cứ làm phát sinh quyền đơn phương.
Khoản 4 của điều luật là khoản quy định về nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của bên đơn phương..., nếu bên đơn phương vi phạm thời hạn báo trước quy định tại khoản 3 mà gây thiệt hại cho bên kia. Chứ nó không có nghĩa là tôi cứ việc đơn phương chấm dứt việc thực hiện hợp đồng, anh có đòng ý hay không, pháp luật có quy định cho tôi được quyền đơn phương trong trường hợp đó hay không mặc kệ. Nếu tôi gây hiệt hại cho anh thì tôi sẽ bồi thường.
Tóm lại, khi thời hạn của hợp đồng thuê tài sản nói chung, hợp đồng thuê nhà nói riêng đang còn thời hạn. Nếu các bên không hề có một vi phạm nào về nghĩa vụ do pháp luật quy định làm phát sinh quyền đơn phương... của bên kia, cũng không có sự kiện pháp lýa nào làm cho hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện được, thì một bên chỉ có quyền đơn phương... nếu các bên có thoả thuận về việc đơn phương... khi giao kết hợp đồng.
Trường hợp các cên cũng không có thỏa thuận trong hợp đồng thì yêu cầu đơn phương... của một bên nhất thiết phải được sự chấp thuận của bên kia.
Cập nhật bởi admin ngày 21/09/2010 02:47:51 PM
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!