Tư cách Pháp nhân đừng "trao" tuỳ tiện

Chủ đề   RSS   
  • #208324 20/08/2012

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Tư cách Pháp nhân đừng "trao" tuỳ tiện

     

    Luật Doanh nghiệp 2005 quy định Công ty hợp danh có tư cách Pháp nhân. Tuy nhiên, Công ty hợp danh không thoả điều kiện tại điều 84 Bộ luật dân sự 2005.

    Điều 84. Bộ luật Dân sự 2005

    Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Được thành lập hợp pháp;

    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;

    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;

    4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Rõ ràng, Công ty hợp danh không “Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó”. Vì theo điểm b khoản 1 điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định: Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty.

                Vậy tại sao Luật doanh nghiệp lại “trao” tư cách Pháp nhân cho Công ty hợp danh?

                Một giả định được đưa ra, có thể trước ngày 1/1/2006 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 còn hiệu lực thì việc “trao” tư cách Pháp nhân cho Công ty hợp danh sẽ giúp Công ty hợp danh có quyền ký kết hợp đồng kinh tế với Pháp nhân và  cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    Điều 2 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989

    Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các bên sau đây:

    a) Pháp nhân với pháp nhân;

    b) Pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.

                Nếu Công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân thì việc Công ty hợp danh ký kết hợp đồng với cá nhân có đăng ký kinh doanh thì không phải là Hợp đồng kinh tế. Vì vậy, rất bất lợi cho Công ty hợp danh.

                Tuy nhiên, từ ngày 1/1/2006 đến nay thì không cần thiết phải trao cho Công ty hợp danh tư cách Pháp nhân. Bởi hợp đồng được xác định là hợp đồng Thương mại hay Dân sự đã có Luật Thương mại 2005 và Bộ luật Dân sự 2005 điều chỉnh. Mà hai Luật này không nhắc đến yếu tố Pháp nhân để phân biệt Hợp đồng Thương mại hay Dân sự.

                Việc “trao” cho Công ty hợp danh tư cách Pháp nhân chẳng có lợi gì cho Công ty hợp danh, mà làm cho quy định này trái với Điều 84 Bộ luật Dân sự 2005.

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 20/08/2012 11:18:36 SA Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 20/08/2012 11:14:22 SA Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 20/08/2012 11:12:36 SA Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 20/08/2012 11:10:29 SA Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 20/08/2012 11:09:22 SA
     
    12935 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    hlawstock (07/09/2012) sakura195 (24/08/2012) admin (22/08/2012) chaulevan (21/08/2012) trung_hieu_nuce (21/08/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #208658   21/08/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào bạn phamthanhhuu, 

    Vấn đề bạn đưa ra cũng thật thú vị. Thú thực là mình cũng từng cố tìm hiểu xem lý do tại sao Luật doanh nghiệp 2005 lại quy định tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh. Ngoài giả định bạn đưa ra thì theo mình còn có thêm một giả định nữa, có lẽ Luật doanh nghiệp muốn để cho công ty hợp danh được quyền sở hữu tài sản của riêng mình, độc lập và tách biệt với các thành viên hợp danh.

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #208939   23/08/2012

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Chào bạn!

    Trước hết mình xin chân thành cảm ơn ý kiến của bạn.

    Tuy nhiên, việc trao cho Công ty hợp danh vẫn không làm tách biệt quyền sở hữu tài sản của công ty hợp danh với tài sản của thành viên hợp danh.

    Rất mong được sự góp ý từ bạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #209125   23/08/2012

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    phamthanhhuu viết:

    Chào bạn!

    Trước hết mình xin chân thành cảm ơn ý kiến của bạn.

    Tuy nhiên, việc trao cho Công ty hợp danh vẫn không làm tách biệt quyền sở hữu tài sản của công ty hợp danh với tài sản của thành viên hợp danh.

    Rất mong được sự góp ý từ bạn!

    Chào bạn,

    Theo mình thì theo quy định của pháp luật hiện nay, quyền sở hữu tài sản của công ty hợp danh và quyền sở hữu tài sản của thành viên hợp danh là tách biệt với nhau.

    Cụ thể, Điều 132 Luật doanh nghiệp quy định, Tài sản của công ty hợp danh:

    1. Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển quyền sở hữu cho công ty.

    2. Tài sản tạo lập được mang tên công ty.

    3. Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do các thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh đã đăng ký của công ty do các thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện

    4. Các tài sản khác do pháp luật quy định.

    Vậy, quyền sở hữu tài sản của thành viên hợp danh là tách biệt với các thành viên hợp danh.

    Ở đây chỉ là không độc lập về trách nhiệm tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty thôi. Có lẽ nên coi công ty hợp danh là một ngoại lệ, một trường hợp đặc biệt của tư cách pháp nhân....?

    Rất vui vì được trao đổi với bạn trên diễn đàn!

     

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #209143   23/08/2012

    vuivui91
    vuivui91
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 2156
    Cảm ơn: 26
    Được cảm ơn 28 lần


    mình nhớ là hồi mình học môn học này thì có được biết là: Trước đó, công ty hợp danh không có tư cách pháp nhân cho nên mọi người thường ít chọn là một mô hình doanh nghiệp của mình.

    Có lẽ cũng vì lẽ đó mà theo LDN 2005, CTHD có tư cách pháp nhân mặc dù trái với khái niệm pháp nhân tại BLDS 2005, các nhà làm luật muốn loại hình CTHD được mọi người lựa chọn nhiều hơn trong việc thành lập doanh nghiệp, coi như đây là trường hợp đặc biệt ạ.

    Đôi dòng ý kiến/.

    chẳng cần nói quá nhiều mới cất lên được lời ý nghĩa, mong muốn trong tôi chỉ là một người làm tôt muốn hát ca!

     
    Báo quản trị |  
  • #209317   24/08/2012

    LawyerHop
    LawyerHop
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2012
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 1600
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 42 lần


    Chào bạn vấn đề bạn nêu ra khá thú vị và mình quan tâm:

    Luật doanh nghiệp thừa nhận công ty hợp danh có tư cách pháp nhân là hoàn toàn mâu thuẫn với Điều 84 - Bộ luật dân sự 2005. Tuy nhiên nếu theo tư duy pháp lý thì Công ty hợp danh là thuộc điều chỉnh của Luật doanh nghiệp 2005 và đây là văn bản chuyên ngành nên việc công ty hợp danh có tư cách pháp nhân là hoàn toàn hợp pháp, không mâu thuẫn.

     

    Theo ý kiến của mình: tư cách pháp nhân của công ty hợp danh có hay không rất khó phân tích vì khi công ty hợp danh chỉ có những thành viên hợp danh thì đương nhiên tính trách nhiệm lại rất rõ ràng đó là chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân (điều này mâu thuẫn với điều 84 - Bộ luật dân sự 2005). Nhưng khi công ty hợp danh có thêm các thành viên góp vốn thì tính trách nhiệm của các thành viên góp vốn lại chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vị số vốn đã đóng góp (điều này thì đã đạt yêu cầu về tư cách pháp nhân theo điều 84 - Bộ luật dân sự 2005).

    Vì vậy có thể nói Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân là hoàn toàn dựa trên những quy định của Luật doanh nghiệp 2005.

    "Uy tín tạo dựng thành công"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LawyerHop vì bài viết hữu ích
    chaulevan (24/08/2012) hakudo (30/05/2013)
  • #209385   24/08/2012

    sakura195
    sakura195

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/08/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo mình thì công ty hợp danh có tư cách pháp nhân cũng thế, mà không có tư cách pháp nhân cũng thế thôi!

     
    Báo quản trị |  
  • #209482   25/08/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Nên lưu ý rằng mô hình công ty hợp danh tại VN có thể là "mô hình lai" (mình tạm gọi thế) trong trường hợp công ty hợp danh vừa có thành viên hợp danh vừa có thành viên góp vốn. Vì thế, khi công ty hợp danh dạng này vướng vào kiện tụng thì sao. Rõ ràng thủ tục tiến hành tố tụng khi đó sẽ vô cùng phức tạp, mọi thành viên đều phải tham gia tố tụng (kể cả thành viên góp vốn) do đều là bên có liên quan. Và đó có phải là điều mà thành viên góp vốn mong muốn khi tham gia vào loại hình này không. Câu trả lời chắc chắn là không.

    Hơn nữa trong quá trình hoạt động, nếu không có tư cách pháp nhân thì việc kê khai thuế của công ty hợp danh sẽ phải thực hiện như thế nào? việc bóc tách, phân chia chi phí, thu nhập cho từng thành viên hợp danh, thành viên góp vốn phải thực hiện ra sao? Câu trả lời không dễ dàng do Luật thuế VN hiện nay chưa phát triển đến mức đó.

    Vì thế việc Luật Doanh nghiệp trao tư cách pháp nhân cho công ty hợp danh, theo quan điểm của mình, là phù hợp. Yêu cầu tổ chức có tư cách pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác, mặc dù ở công ty hợp danh có vi phạm ở chừng mực nào đó, nhưng có thể chấp nhận được để có được lợi ích cao hơn từ sự hoạt động ổn định của mô hình công ty hợp danh. 

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    chaulevan (25/08/2012)
  • #209695   27/08/2012

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Mình xin cảm ơn chia sẻ bổ ích của ce

    Việc kê khai thuế không phải là điều đáng sợ ở đây! Bởi doanh nghiệp tư nhân họ vẫn kê khai thuế và đóng thuế bình thường thôi. Một người làm việc ở nhiều công ty khác nhau thì chuyện kê khai thuế và đóng thuế cũng được pháp luật "xử lý" một cách đơn giản. Tại sao trong trường hợp Công ty hợp danh lại khó?

    Có thể tồn tại cái khó đó chỉ vì chúng ta cho rằng khó, nên không chịu làm chứ không phải là làm không được.

     
    Báo quản trị |  
  • #209833   28/08/2012

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào bạn,

    Dĩ nhiên khó ở đây là làm sao thỏa mãn được các bên có liên quan (người nộp thuế và cơ quan thu thuế) để đưa ra các quy định phù hợp và quản lý được việc tiến hành thu thuế trên thực tế.

    Về nguyên tắc khi bị xem không có tư cách pháp nhân, thì các thành viên phải nộp thuế theo hình thức thuế Thu nhập cá nhân (DNTN ở VN lại thực hiện kê khai nộp thuế theo hình thức thuế TNDN, đây là điểm gượng ép, không nhất quán của hệ thống Luật VN hiện nay, do một khi đã xem họ hoạt động dưới tư cách cá nhân thì họ phải chịu sự điều chỉnh của Luật thuế TNCN chứ không phải thuế TNDN và trên thực tế thì các chủ doanh nghiệp này vẫn phải kê khai thuế TNCN đồng thời với kê khai thuế TNDN cho DNTN).

    Do đó nếu doanh thu phát sinh thì sẽ được chia như thế nào cho các thành viên để tính thuế thu nhập cá nhân. Và việc phân chia đó có được cơ quan thuế chấp nhận hay không? Ví dụ công ty có doanh thu 10 đồng, thuế mong muốn đánh thuế trên thu nhập phát sinh từ 10 đồng này. Nhưng do doanh thu này chỉ là do thành viên A thực hiện mà thôi và theo thỏa thuận giữa các thành viên thì doanh thu do thành viên nào làm ra thì thành viên đó hưởng. Vậy cơ quan thuế có chấp nhận thỏa thuận này không, nếu chấp nhận thì có thể làm giảm số thuế thu được. Đây chỉ mới là ở góc độ doanh thu còn ở góc độ chi phí thì còn phức tạp hơn nhiều, do có hàng trăm loại chi phí với tính chất và nội dung khác nhau.

    Còn nếu vẫn áp dụng quản lý thuế theo kiểu giống như DNTN, thì về bản chất đã xem đó là tổ chức có tư cách pháp nhân riêng biệt. (Bởi vì nếu không thì cơ quan thuế không thể truy đòi thuế và phạt công ty do nó không có tư cách pháp nhân riêng biệt để chịu trách nhiệm).

    Rất vui được trao đổi thêm với bạn về vấn đề này.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |