Từ 2021, người lao động làm thêm 3 giờ/tuần và không hưởng thêm lương

Chủ đề   RSS   
  • #535112 16/12/2019

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Từ 2021, người lao động làm thêm 3 giờ/tuần và không hưởng thêm lương

    Đây là nội dung mới quan trọng tại Bộ luật lao động 2019 (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021) và tác động lớn đến quyền lợi của người lao động.

    người lao động

    Ảnh minh họa (nguồn Internet)

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, tại Khoản 1 Điều 108 Bộ luật lao động 2012 quy định “Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc”.

    Nghĩa là, nếu người lao động làm việc 08 giờ liên tục thì thời gian thực làm chỉ là 07 giờ 30 phút vì 30 phút nghỉ giữa giờ tính vào thời giờ làm việc.

    Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 109 Bộ luật lao động 2019 lại quy định “Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục”.

    Như vậy, quy định mới đã bỏ đi cụm “tính vào thời giờ làm việc”; với sự thay đổi này thì người lao động làm việc liên tục 08 giờ/ngày phải làm đúng thực tế là 08 giờ, số giờ làm thực tế sẽ cao hơn hiện nay 30 phút/ngày (tương đương 2,5 đến 3,0 giờ/tuần) mà không được hưởng thêm tiền lương.

    P/s: Đôi điều chia sẻ, rất mong nhận được góp ý từ quý anh/chị/em Dân Luật.

     

     
    10110 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    giatamhp (16/12/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #535122   16/12/2019

    Chả hiểu sao bác lại hiểu 2 Điều có quy định chi tiết khác nhau thành 1 để rồi hiểu sai ý của nhà làm Luật.

    Điều 105 quy định rõ: Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 01 ngày

    Điều 109 quy định nghỉ "trong giờ làm việc": ít nhất 30 phút nếu thời giờ làm việc bình thường từ 6 giờ trở lên trong 1 ngày; 

    Em diễn giải ra như này xem đã đúng ý chưa:

    Điều Nội dung Số giờ Thời giờ nghỉ ngơi
    105 Làm việc 1 ngày không quá: 8 Ít nhất 30 phút
    109 Làm việc liên tục trong ngày làm việc có thời gian không quá 8 giờ tại Điều 105: 6 Ít nhất 30 phút

    Thời giờ này là thời giờ ĐƯỢC nghỉ ngơi, nghĩa là NLĐ có làm từ 6 giờ liên tục trở lên là được nghỉ ít nhất 30 phút và vẫn được tính vào thời giờ làm việc KHÔNG QUÁ 8 giờ trong ngày.

    Như vậy, thời giờ nghỉ ngơi này vẫn được tính trong giờ làm việc bác nhé. BLLĐ mới bỏ đi cụm từ này, nhưng nhấn mạnh ý nghĩa của việc mặc nhiên ĐƯỢC nghỉ ngơi như trên bác ạ.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn kimngochuynh25041987@gmail.com vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (16/12/2019) BACHLUAT (27/12/2019)
  • #535775   27/12/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    kimngochuynh25041987@gmail.com viết:

    Chả hiểu sao bác lại hiểu 2 Điều có quy định chi tiết khác nhau thành 1 để rồi hiểu sai ý của nhà làm Luật.

    Điều 105 quy định rõ: Thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong 01 ngày

    Điều 109 quy định nghỉ "trong giờ làm việc": ít nhất 30 phút nếu thời giờ làm việc bình thường từ 6 giờ trở lên trong 1 ngày; 

    Em diễn giải ra như này xem đã đúng ý chưa:

    Điều Nội dung Số giờ Thời giờ nghỉ ngơi
    105 Làm việc 1 ngày không quá: 8 Ít nhất 30 phút
    109 Làm việc liên tục trong ngày làm việc có thời gian không quá 8 giờ tại Điều 105: 6 Ít nhất 30 phút

    Thời giờ này là thời giờ ĐƯỢC nghỉ ngơi, nghĩa là NLĐ có làm từ 6 giờ liên tục trở lên là được nghỉ ít nhất 30 phút và vẫn được tính vào thời giờ làm việc KHÔNG QUÁ 8 giờ trong ngày.

    Như vậy, thời giờ nghỉ ngơi này vẫn được tính trong giờ làm việc bác nhé. BLLĐ mới bỏ đi cụm từ này, nhưng nhấn mạnh ý nghĩa của việc mặc nhiên ĐƯỢC nghỉ ngơi như trên bác ạ.

    Mình đồng ý với cách nghĩ của bạn, nghĩa là Bộ luật  lao động 2019  sửa đổi theo huớng có lợi hơn cho người lao động chứ không phải bắt buộc ngừoi lao động phải làm việc đủ 8 tiêng và không được tính 30 phút nghỉ ngơi vào thời giờ làm việc. Đây tiếp tục là một điểm mới tiến bộ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

     
    Báo quản trị |  
  • #535144   16/12/2019

    lananh8998
    lananh8998
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2019
    Tổng số bài viết (511)
    Số điểm: 3375
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 74 lần


    Về vấn đề thời giờ nghỉ ngơi của người lao động, theo quan điểm cá nhân của mình thì đây chỉ là sự khác biệt về cách hành văn thôi, còn về cơ bản vẫn sẽ được tính thời gian nghỉ ngơi đó vào thời gian làm việc. Từ "được" đã chỉ ra đó là quyền lợi của người lao động và bao hàm luôn nghĩa của từ "tính vào thời giờ làm việc".

     
    Báo quản trị |  
  • #535165   17/12/2019

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    lananh8998 viết:

    Về vấn đề thời giờ nghỉ ngơi của người lao động, theo quan điểm cá nhân của mình thì đây chỉ là sự khác biệt về cách hành văn thôi, còn về cơ bản vẫn sẽ được tính thời gian nghỉ ngơi đó vào thời gian làm việc. Từ "được" đã chỉ ra đó là quyền lợi của người lao động và bao hàm luôn nghĩa của từ "tính vào thời giờ làm việc".

    Bạn đọc kỹ quy định mới tại Bộ luật 2019 sẽ rõ:

    Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc

    1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

    Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

    Chỗ "người làm việc theo ca" thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc, còn đoạn trên không ghi điều này, thì hai cái nó sẽ khác nhau; nếu giống bạn nói thì đoạn làm việc theo ca nó cũng không cần thêm cụm "thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc".

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2019)
  • #535190   17/12/2019

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 180 lần


      Tại Khoản 1 Điều 108 Bộ luật lao động 2012 quy định “Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc" 

     Điều này được hướng dẫn bởi Điều 5 Nghị định 45/2013/NĐ-CP “Thời gian nghỉ giữa giờ làm việc quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 108 của Bộ luật lao động được coi là thời giờ làm việc áp dụng trong ca liên tục 08 giờ trong điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong trường hợp được rút ngắn.”                               

      Như vậy, việc "được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc” chỉ áp dụng đối với người lao động làm việc liên tục (đồng nghĩa với làm việc theo ca 6 giờ hoặc 8 giờ).

     Với quy định của luật Bộ luật lao động 2019 như sau:                

      "Điều 109. Nghỉ trong giờ làm việc

    1. Người lao động làm việc theo thời giờ làm việc quy định tại Điều 105 của Bộ luật này từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

     Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc."

     Vậy, tại luật mới NLĐ làm việc theo ca liên tục vẫn được nghỉ giữa giờ và tính vào giờ làm việc.

     Ở đây luật cũ và luật mới chỉ khác nhau ở chỗ luật mới thêm từ "theo ca" vào trong luật thay vì phải giải thích thêm từ theo ca tại văn bản hướng dẫn như luật cũ.

     Kết luận: Việc nghỉ giữa giờ tính vào giờ làm việc giữa luật cũ và luật mới không có gì thay đổi.

     Trên đây là quan điểm của mình.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn trantomy vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (17/12/2019) nipponkonpo (25/12/2019) huyentrangle91 (01/12/2020)
  • #535769   27/12/2019

    cảm ơn những thông tin bổ ích mà bạn đã chia sẻ. Mình đồng ý với quan điểm của bạn về việc quy định pháp luật bỏ đi chữ “tính vào thời gian làm việc” mà quy định là “người lao động làm việc trong thời gian làm” có ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Như trước đây thời gian nghỉ ngơi 30 phút vẫn được tính thời gian làm việc mà nay đã bị bỏ.

     

     
    Báo quản trị |