Từ 01/7/2016, sẽ xử lý hình sự pháp nhân thương mại phạm tội

Chủ đề   RSS   
  • #417588 04/03/2016

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Từ 01/7/2016, sẽ xử lý hình sự pháp nhân thương mại phạm tội

    Đây là quy định mới, đặc biệt quan trọng trong Bộ luật hình sự 2015. Theo đó, từ thời điểm 0 giờ 00 phút ngày 01/7/2016, sẽ chính thức xử lý hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

    xử lý hình sự pháp nhân thương mại phạm tội

    Dưới đây là một số điều cần biết về việc xử lý hình sự đối với pháp nhân phạm tội:

    1. Pháp nhân nào thuộc sự điều chỉnh của Bộ luật hình sự 2015?

    Đó là pháp nhân thương mại.

    Tổ chức được công nhận là pháp nhân thương mại khi đáp ứng đủ 5 điều kiện sau:

    - Được thành lập theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và luật khác có liên quan.

    - Có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành được quy định trong điều lệ pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân và có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định pháp luật.

    - Có tài sản độc lập  với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.

    - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    - Có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

    Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

    Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo Bộ luật dân sự 2015, Luật doanh nghiệp 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    2. Nguyên tắc xử lý đối với pháp nhân thương mại phạm tội

    - Phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

    - Bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế.

    - Nghiêm trị đối với pháp nhân dùng thủ đoạn tinh vi, có tính chất chuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

    - Khoan hồng đối với pháp nhân thương mại tích cực hợp tác với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra, chủ động ngăn chặn hoặc khắc phục hậu quả xảy ra.

    3. Các hình phạt nào được áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội?

    STT

    Hình thức phạt

    Khung hình phạt

    I

    Hình phạt chính

    1.

    Phạt tiền

    Tối thiểu 50.000.000 đồng.

    2.

    Đình chỉ hoạt động có thời hạn

    Thời hạn: từ 06 tháng đến 03 năm.

    3.

    Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

    Áp dụng đối với toàn bộ hoạt động.

    II

    Hình phạt bổ sung

    1

    Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định

    Thời hạn kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật: từ 01 năm đến 03 năm.

    2

    Cấm huy động vốn.

    Thời hạn kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật: từ 01 năm đến 03 năm.

    Bao gồm các hình thức sau:

    - Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư.

    - Cấm phát hành, chào bán chứng khoán.

    - Cấm huy động vốn khách hàng.

    - Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước.

    - Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.

    3

    Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính.

    Tương tự như hình phạt chính.

    III

    Biện pháp tư pháp

    1

    Tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

     

    2

    Trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

     

    3

    Khôi phục lại tình trạng ban đầu

     

    4

    Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép

     

    5

    Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh

     

    6

    Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, nhập khẩu trái với quy định của pháp luật hoặc được tạm nhập, tái xuất nhưng không tái xuất theo đúng quy định của pháp luật; hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa giả mạo quyền sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm

     

    7

    Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại hoặc tang vật khác thuộc đối tượng bị tiêu hủy theo quy định pháp luật

     

    8

    Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm

     

    9

    Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa vi phạm đang lưu thông trên thị trường

     

    4. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là bao lâu?

    05 năm.

    5. Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại là gì?

    Khi có đủ 4 điều kiện sau:

    - Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại.

    - Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại.

    - Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.

    - Chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định sau:

    + 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng.

    + 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng.

    + 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng.

    + 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

    Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn trên, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà BLHS 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

    Nếu trong thời hạn trên, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

    Lưu ý: Việc pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự không loại trừ trách nhiệm hình sự của cá nhân.

    6. Pháp nhân thương mại sẽ bị xử lý hình sự đối với những tội nào?

    Có tổng cộng 31 tội mà pháp nhân thương mại sẽ bị xử lý hình sự nếu vi phạm.

    STT

    NHÓM I: CÁC TỘI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ

    STT

    NHÓM 2: CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƯỜNG

    1

    Tội buôn lậu – Khoản 6 Điều 188

    23

    Tội gây ô nhiễm môi trường – Khoản 5 Điều 235.

    2

    Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới – Khoản 5 Điều 189.

    24

    Tội vi phạm phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường – Khoản 5 Điều 237.

    3

    Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm – Khoản 5 Điều 190.

    25

    Tội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công trình thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; vi phạm quy định về bảo vệ bờ, bãi song – Khoản 5 Điều 238.

    4

    Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm – Khoản 5 Điều 191.

    26

    Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam – Khoản 5 Điều 239.

    5

    Tội sản xuất, buôn bán hàng giả - Khoản 5 Điều 192.

    27

    Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản – Khoản 5 Điều 242.

    6

    Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm – Khoản 6 Điều 193.

    28

    Tội hủy hoại rừng – Khoản 5 Điều 243.

     

    7

    Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh – Khoản 6 Điều 194.

    29

    Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm – Khoản 5 Điều 244.

    8

    Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi – Khoản 6 Điều 195.

    30

    Tội vi phạm các quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên – Khoản 4 Điều 245.

    9

    Tội đầu cơ – Khoản 5 Điều 196.

    31

    Tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại. – Khoản 4 Điều 246.

    10

    Tội trốn thuế - Khoản 5 Điều 200

     

     

    11

    Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước  - Khoản 4 Điều 203.

     

     

    12

    tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán – Khoản 4 Điều 209.

     

     

    13

    Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán – Khoản 4 Điều 210.

     

     

    14

    Tội thao túng thị trường chứng khoán – Khoản 4 Điều 211.

     

     

    15

    Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm – Khoản 5 Điều 213.

     

     

    16

    Tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động – Khoản 5 Điều 216.

     

     

    17

    Tội vi phạm quy định về cạnh tranh – Khoản 4 Điều 217.

     

     

    18

    Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan – Khoản 4 Điều 225.

     

     

    19

    Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp – Khoản 4 Điều 226.

     

     

    20

    Tội vi phạm các quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên – Khoản 4 Điều 227.

     

     

    21

    Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản – Khoản 5 Điều 232.

     

     

    22

    Tội vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã – Khoản 5 Điều 234.

     

     

    7. 5 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội

    Bao gồm:

    - Đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm.

    - Tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả.

    - Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn.

    - Tích cực hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.

    - Có nhiều đóng góp trong việc thực hiện chính sách xã hội.

    8. 6 tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội

    Bao gồm:

    - Câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội.

    - Cố ý thực hiện tội phạm đến cùng.

    - Phạm tội 02 lần trở lên.

    - Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

    - Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội.

    - Dùng thủ đoạn tinh vi để phạm tội hoặc nhằm trốn tránh, che giấu tội phạm.

    9. Quyết định hình phạt như thế nào trong trường hợp pháp nhân thương mại phạm nhiều tội

    - Khi xét xử cùng 01 lần pháp nhân thương mại phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau:

    i. Đối với hình phạt chính:

    + Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung.

    + Hình phạt đã tuyên là đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với từng lĩnh vực cụ thể thì không tổng hợp.

    + Hình phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

    ii. Đối với hình phạt bổ sung:

    + Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do BLHS 2015 quy định đối với hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền được cộng lại thành hình phạt chung.

    + Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì pháp nhân thương mại bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

    - Trường hợp pháp nhân thương mại đang chấp hành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòa án quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạt chung theo quy định trên.

    Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản án trước về đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

    - Khi xét xử một pháp nhân thương mại đang phải chấp hành một bản án mà lại thực hiện hành vi phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đó tổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hình phạt chung theo quy định đã nêu.

    - Trong trường hợp một pháp nhân thương mại phải chấp hành nhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa được tổng hợp, thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tổng hợp hình phạt của các bản án.

    10. Các quy định miễn hình phạt, xóa án tích đối với pháp nhân thương mại phạm tội như thế nào?

    - Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.

    - Pháp nhân thương mại phạm tội được xóa án tích nếu trong thời hạn 02 năm kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án mà pháp nhân thương mại không thực hiện hành vi phạm tội mới.

     
    16379 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    kevindoanpy (22/12/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #417597   04/03/2016

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    Quy định về TNHS của pháp nhân kinh tế thoạt nghe có vẻ tiến bộ, nhưng nhìn lại các chế tài thì chỉ gắn liền với pháp nhân. Thực tế cho dù có hình phạt nhưng pháp nhân không thi hành hoặc "bỏ của chạy lấy người" thì cũng bó tay; hơn nữa tình trạng doanh nghiệp "chết lâm sàn" ở VN khá phổ biến, tình trạng bỏ doanh nghiệp cũ, lập doanh nghiệp mới không kiểm soát được như hiện nay thì có chế tài hình sự vẫn vô ích.

    Chỉ khi nào trách nhiệm pháp nhân gắn với thể nhân (chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông...) thì mới phát huy tác dụng!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khoathads vì bài viết hữu ích
    nguyenanh1292 (05/03/2016)
  • #417665   05/03/2016

    nguyenanh1292
    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    Thoạt đầu, khi Bộ luật hình sự 2015 đang còn là dự thảo, nghe đến "sẽ xử lý hình sự đối với pháp nhân phạm tội" cứ ngỡ rằng sẽ phạt tù đối với các thực thể như chủ sở hữu hay đại diện của các DN...phải chịu trách nhiệm hình sự khi pháp nhân vi phạm, nhưng khi có quy định mới được ban hành thì mới thấy quy định này thực sự chưa đủ sức răn đe 

     
    Báo quản trị |  
  • #417668   05/03/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Mấy bác ơi, cho mình hỏi xí, giả như 1 pháp nhân phạm tội bị xử lý hình sự là phạt tiền, cái pháp nhân đó nghèo quá không có đủ tiền đóng tiền phạt thì xử lý ra sao? Có chế tài nào để buộc phải đóng tiền phạt không?

     
    Báo quản trị |  
  • #417722   07/03/2016

    khoathads
    khoathads
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/07/2010
    Tổng số bài viết (794)
    Số điểm: 7154
    Cảm ơn: 112
    Được cảm ơn 419 lần


    shin_butchi viết:

    Mấy bác ơi, cho mình hỏi xí, giả như 1 pháp nhân phạm tội bị xử lý hình sự là phạt tiền, cái pháp nhân đó nghèo quá không có đủ tiền đóng tiền phạt thì xử lý ra sao? Có chế tài nào để buộc phải đóng tiền phạt không?

    Thì cũng giống như phần dân sự trong vụ án hình sự, chuyển qua thi hành án dân sự và... đưa vào diện không có điều kiện thi hành.

     
    Báo quản trị |